Những điều cần biết về ung thư dạ dày

Bạn có muốn biết triệu chứng hay nguyên nhân dẫn đến căn bệnh Ung thư dạ dày không? Nếu muốn biết hãy cùng tìm hiểu “Những điều cần biết về ung thư dạ dày” qua bài viết dưới đây nhé!

Ung thư dạ dày thường bắt đầu trong các tế bào sản xuất chất nhầy lót dạ dày. Loại ung thư này được gọi là ung thư biểu mô tuyến.

Hình ảnh ung thư dạ dày

Nguyên nhân gây ung thư dạ dày?

Các nhà khoa học không tìm ra được nguyên nhân chính xác khiến các tế bào ung thư phát triển trong dạ dày, nhưng khi tìm hiểu những điều cần biết về ung thư dạ dày họ đã xác định được một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày. Một trong số này là vi khuẩn H. pylori gây viêm loét dạ dày. Viêm loét dạ dày gây thiếu máu ác tính và dẫn đến sự phát triển của các polyp dạ dày khiến bệnh nhân có nhiều nguy cơ mắc ung thư hơn.

Một số nguyên nhân dẫn đến ung thư có thể là:

  • Hút thuốc
  • Thừa cân, béo phì
  • Ăn khẩu phần ăn nhiều muối, đồ muối chua hoặc hun khói
  • Phẫu thuật dạ dày
  • Người có nhóm máu A
  • Nhiễm virus Epstein-Barr
  • Di truyền
  • Làm việc trong mỏ than, mỏ kim loại, xưởng gỗ, xưởng cao su
  • Nhiễm a-mi-ăng

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến ung thư dạ dày

Triệu chứng của ung thư dạ dày

Những triệu chứng sớm của ung thư dạ dày có thể bao gồm:

  • Khó tiêu
  • Đầy hơi sau khi ăn
  • Ợ chua
  • Buồn nôn/ nôn
  • Mất cảm giác thèm ăn

Khi khối u đã phát triển ở dạ dày có thể gây:

  • Đau dạ dày
  • Nôn
  • Máu trong phân
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân
  • Khó nuối
  • Vàng mắt, vàng da
  • Táo bón hoặc ỉa chảy
  • Cảm thấy mệt mỏi

Chẩn đoán ung thư dạ dày

Điều tra tiền sử gia đình mắc ung thư và tiến hành một số xét nghiệm như:

  • Thử máu
  • Nội soi thượng vị
  • Xét nghiệm dạ dày
  • Chụp CT
  • Sinh thiết dạ dày

Điều trị ung thư dạ dày

Hiểu những điều cần biết về ung thư dạ dày sẽ có nhiều phương pháp điều trị ung thư dạ dày, lựa chọn phương pháp điều trị phụ thuộc vào tình trạng và giai đoạn của bệnh.

Các phương pháp điều trị Ung thư dạ dày

  • Giai đoạn 0: Đây là khi lớp màng trong dạ dày bắt đầu xuất hiện những tế bào phát triển bất thường, có xu hướng trở thành các tế bào ung thư sau đó. Giai đoạn này bệnh nhân thường được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ dạ dày cũng như các hạch bạch huyết xung quanh đó, hạch bạch huyết đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch.
  • Giai đoạn 1: Đây là giai đoạn đã xuất hiện khối u trong lớp màng dạ dày và khối u này bắt đầu di căn tới các hạch bạch huyết. Cũng như giai đoạn 0, có thể điều trị chỉ bằng cách cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ dạ dày và những hạch bạch huyết gần đó. Hay điều trị với hóa trị liệu hoặc xạ trị. Loại điều trị này được thực hiện sau khi phẫu thuật để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại.
  • Giai đoạn 2. Ung thư đã di căn vào sâu trong các lớp của dạ dày và đi tới gần các hạch bạch huyết. Phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ dạ dày cũng như các hạch bạch huyết gần đó vẫn là phương pháp điều trị chính và có thể điều trị hóa trị liệu hoặc xạ trị sau đó để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại.
  • Giai đoạn 3. Lúc này ung thư đã di căn tới tất cả các lớp trong dạ dày cũng như các bộ phận xung quanh như lá lách hoặc trực tràng. Giai đoạn này có thể điều trị bằng cách cắt bỏ toàn bộ dạ dày song song với điều trị hóa trị liệu và đôi khi phương pháp này đem lại thành công, nếu không ít nhất cũng giúp làm giảm triệu chứng.
  • Giai đoạn 4. Đây là giai đoạn cuối, ung thư đã di căn đi rất xa tới những bộ phận như gan, phổi hoặc não và rất khó để điều trị, nhưng vẫn có thể điều trị để làm giảm triệu chứng.

Nếu khối u làm tắc hệ tiêu hóa có thể:

  • Cắt bỏ một phần khối u bằng tia laser
  • Đặt sten giữa thực quản và dạ dày hoặc giữa dạ dày và ruột non để làm thông dòng chảy
  • Phẫu thuật nối tắt dạ dày
  • Phẫu thuật cắt bỏ một phần của dạ dày

Phòng chống ung thư dạ dày

  • Điều trị nhiễm trùng dạ dày, nếu bị viêm loét dạ dày do nhiễm H. pylori có thể dùng thuốc kháng sinh để điều trị và một số loại thuốc khác để làm lành vết loét và giảm nguy cơ mắc ung thư.
  • Ăn uống lành mạnh: Ăn khẩu phần ăn nhiều trái cây và rau củ mỗi ngày, vì trái cây và rau củ có chứa nhiều loại vitamin giúp làm giảm nguy cơ mắc ung thư. Tránh ăn những loại đồ ăn nhiều muối, muối chua và hun khói như bánh mỳ kẹp xúc xích, thịt đã qua chế biến, pho-mát hun khói và giữ cho cân nặng ở mức ổn định. Thừa cân cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư.
  • Không hút thuốc: Hút thuốc làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc ung thư dạ dày.

Với những điều cần biết về ung thư dạ dày kể trên mong rằng bạn đọc đã có cái nhìn chính xác hơn về triệu chứng, nguyên nhân để từ đó có phương pháp điều trị phù hợp về căn bệnh này. Mọi thắc mắc muốn được giải đáp liên hệ số Hotline 0911 241 022 để chuyên gia tư vấn

 

Có Thể Bạn Quan Tâm: ung thu vòm họngnhung dau hieu ung thu vom hongtrieu chung ung thu da day, ung thư vú, ung thư vú và dấu hiệu nhận biết, ,

Có thể bạn quan tâm:

Cảm ơn bạn đã quan tâm tới sản phẩm TPBVSK Vietlife Antican VNM. Bạn vui lòng để lại số điện thoại và họ tên để Chuyên viên tư vấn gọi điện lại cho bạn trong vòng 24h

Ý kiến của bạn

x

Thông tin đơn đặt hàng

Để đặt mua hàng, các bạn vui lòng điền đầy đủ thông tin vào ô bên dưới. Chúng tôi sẽ gọi điện lại để xác nhận đơn hàng trong thời gian sớm nhất

  • Nội thành phí ship 30.000 VNĐ. Ngoại thành phí ship 50.000 VNĐ.
  • Đơn hàng trên 600.000 VNĐ FREE SHIP toàn quốc.
   
VNĐ
Hỗ trợ trực tuyến