Trên thế giới, mỗi năm có 600.000 – 700.000 ca ung thư dạ dày mới được phát hiện, là bệnh ung thư hay gặp nhất trong số các ung thư đường tiêu hoá. Sàng lọc xét nghiệm ung thư dạ dày đang được nhiều người quan tâm bởi bệnh có biểu hiện rõ ràng ở giai đoạn muộn. Vậy khi nào nên xét nghiệm ung thư dạ dày & các phương pháp phổ biến tầm soát ung thư dạ dày là gì? Tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Ung thư dạ dày là bệnh gì?
Ung thư dạ dày là tình trạng phát triển những khối u ác tính trong dạ dày, thường xuất phát từ niêm mạc dạ dày. Các tế bào cấu trúc bình thường của dạ dày trở nên bất thường đột biến và tăng sinh một cách không kiểm soát, xâm lấn các mô ở gần (xâm lấn cục bộ) hay ở xa (di căn) qua hệ thống bạch huyết. Tỉ lệ mắc ung thư dạ dày và tỉ lệ tử vong do các khối u di căn đến các bộ phận khác cao nhất trong các loại ung thư đường tiêu hóa.
Theo thống kê cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế (IARC), năm 2018, Việt Nam có 17 527 người mới mắc ung thư dạ dày, 15 065 người chết vì căn bệnh này, đứng thứ ba trong các bệnh ung thư. Trên thế giới, ung bướu tại dạ dày có tỷ lệ mắc đứng thứ 3 ở nam và thứ 4 ở nữ, tỷ lệ mắc chuẩn ở nam giới cao gấp 2 lần nữ giới.
Trên 80% bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn sớm không có biểu hiện lâm sàng hoặc triệu chứng bị nhầm lẫn với các bệnh lý dạ dày khác như: viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản…
Những nguyên nhân gây ra ung thư dạ dày?
Có một số nguyên nhân gây ra ung thư dạ dày như:
– Yếu tố di truyền: Tỷ lệ mắc bệnh ở những người có người thân mắc ung thư dạ dày khá cao. Nếu trong giai đình có người mắc bệnh, hãy thường xuyên kiểm tra, sàng lọc định kỳ để phát hiện bệnh sớm nhất.
– Do thói quen ăn uống: Ăn thực phẩm bị mốc, biến chất, ăn ít chất xơ – rau củ quả, uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá và dùng chất kích thích. Tiêu thụ các thực phẩm thiếu vệ sinh, đồ chế biến sẵn (đóng hộp, đồ mặn, đồ hun khói…)
-Do môi trường làm việc: làm việc trong điều kiện tiếp xúc thường xuyên với tia bức xạ, ngành công nghiệp cao su, than…
– Do các bệnh lý mãn tính: viêm dạ dày mạn tính, viêm teo niêm mạc dạ dày, vô toan, thiếu máu do thiếu vitamin B12, polyp dạ dày, polyp tuyến, polyp dạ dày tăng sản, nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylory (HP), loét dạ dày, nhiễm vi khuẩn HP, và một số yếu tố làm giảm Acid dạ dày….
Xét nghiệm ung thư dạ dày bằng phương pháp xét nghiệm máu
Triệu chứng và dấu hiệu ung thư dạ dày là gì?
– Giai đoạn tiền ung thư rất khó phát hiện các triệu chứng của ung thư dạ dày do bệnh không biểu hiện nào rõ ràng.
– Khi khối u ác tính phát triển, dấu hiệu biểu hiện bệnh rõ ràng hơn:
- Bắt đầu từ những cơn đau bất thường.
- Mệt mỏi, bị choáng, ngất.
- Ăn mất cảm giác ngon miệng, hay nôn ói.
- Sưng bụng bất thường sau khi ăn, khó nuốt, ợ nóng.
- Giảm cân bất thường, thiếu máu.
- Đi đại tiện có máu trong phân.
- Cảm giác chướng bụng sau bữa ăn.
- Ứ huyết thanh trong khoang bụng, đau thượng vị dạ dày.
- Đau bụng, viêm phúc mạc, tiêu chảy, táo bón, đau bụng dưới, sốt …
Với những thông tin trên bạn đọc đã biết Khi nào nên xét nghiệm ung thư dạ dày, vậy các phương pháp phổ biến để xét nghiệm ung thư dạ dày là gì?
Những phương pháp xét nghiệm ung thư dạ dày
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp sàng lọc, xét nghiệm ung thư dạ dày với kĩ thuật tiên tiến của y học hiện đại cho kết quả nhanh chóng, chính xác như: xét nghiệm máu, chụp Xquang, xét nghiệm xâm lấn như nội soi, mô bệnh học, sinh thiết, CT- scanner…
- Chụp X – quang xét nghiệm ung thư dạ dày
– Bệnh nhân uống chất lỏng chứa chất Bari và chụp X – quang vùng thực quản dạ dày nhằm phát hiện các vết tổn thương tại dạ dày.
– Phương pháp này hiện tại ít được áp dụng, chỉ được sử dụng khi cơ sở y tế không có máy nội soi dạ dày hoặc người bệnh không đủ điều kiện sức khỏe để thực hiện liệu pháp nội soi dạ dày.
Nội soi xét nghiệm Ung thư dạ dày là phương pháp khá phổ biến
- Nội soi xét nghiệm ung thư dạ dày
– Phương pháp xét nghiệm ung thư dạ dày này cho phép bác sĩ có thể xem trực tiếp khu vực cần quan sát: bác sĩ sẽ lấy một mẫu mô (sinh thiết) để xác nhận chẩn đoán. Nội soi giúp phát hiện ung thư dạ dày giai đoạn sớm phát triển từ lớp niêm mạc phủ trên hoặc dưới của ống tiêu hóa.
– Cách thực hiện: Bác sĩ sẽ đặt ống nội soi được đưa qua miệng (hoặc mũi) qua thực quản tới dạ dày để quan sát trực tiếp hình thái dạ dày, các tổn thương và có thể sinh thiết qua ống nội soi nếu nghi ngờ dạ dày tổn thương. Mẫu sinh thiết sẽ được nhuộm rồi đọc dưới kính hiển vi để chẩn đoán tổn thương dạ dày là lành hay ác.
- Phương pháp sử dụng chất chỉ điểm khối u (CA 72-4, Pepsinogen, CEA, CA 19-9) trong máu
Chất chỉ điểm khối u (CA 72-4, Pepsinogen, CEA, CA 19-9) trong máu được dùng để phối hợp với các phương pháp trên trong tầm soát xét nghiệm ung thư dạ dày. Nồng độ pepsinogen trong máu giảm gợi ý tình trạng viêm teo niêm mạc dạ dày, do đó có thể gây ra bệnh ung thư dạ dày.
- Phương pháp xét nghiệm máu tầm soát ung thư dạ dày
Xét nghiệm máu tầm soát ung thư dạ dày là phương pháp theo dõi các chỉ số huyết thanh có liên quan tới sự phát triển của tế bào ung thư niêm mạc dạ dày trong cơ thể. Các chỉ số được sử dụng phổ biến để xét nghiệm ung thư dạ dày bao gồm:
– Chỉ số Pepsinogen huyết thanh là tiền enzyme của pepsin, gồm 2 loại:
- Pepsinogen I (PGI): các tế bào chính của niêm mạc vùng đáy dạ dày tạo ra.
- Pepsinongen II (PGII): các tế bào niêm mạc của tất cả các vùng tâm vị, vùng đáy, hang vị và hành tá tràng tạo ra.
- Mức độ của PgI và PgII huyết thanh phản ánh hình thái và chức năng tại các vùng khác nhau của niêm mạc dạ dày, hành tá tràng. Sự giảm dần tỉ lệ hoạt động giữa PgI/ PgII liên quan chặt chẽ tới sự tiến triển tăng dần từ niêm mạc vùng đáy bình thường thành viêm teo dạ dày hay tầm soát, đánh giá phát hiện ung thư dạ dày.
- PGI huyết thanh < 70 ng/ml: người bệnh đã bị tiền ung thư hoặc đã mắc ung thư dạ dày.
– Xét nghiệm máu tìm dấu ấn ung thư dạ dày:
Các chỉ số CA72-4, CA19-9, CEA -dấu ấn ung thư trong máu tuy không hiệu quả khi phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn 1 nhưng rất hiệu quả khi theo dõi sự phát triển của bệnh ung thư dạ dày, giúp bác sĩ quyết định có hóa trị để điều trị bệnh sau phẫu thuật hay không.
Đây là các phương pháp xét nghiệm ung thư dạ dày phổ biến nhất hiện nay. Tùy vào điều kiện và thể trạng người bệnh, bác sĩ sẽ lựa chọn cách sàng lọc bệnh hiệu quả nhất.
Qua những thông tin trên hy vọng bạn đọc đã biết “Khi nào nên xét nghiệm ung thư dạ dày & các phương pháp phổ biến khi xét nghiệm ung thư dạ dày là gì? Nếu có những thắc mắc muốn được giải đáp, bạn đọc liên hệ ngay số Hotline 0911241022 để chuyên gia giải đáp.
Có Thể Bạn Quan Tâm: ung thu vòm họng, nhung dau hieu ung thu vom hong, trieu chung ung thu da day, ung thư vú, ung thư vú và dấu hiệu nhận biết, ,