Ung thư vú là bệnh ung thư phổ biến nhất ở nữ giới cùng với ung thư tử cung và ung thư tuyến giáp. Một trong những phương pháp điều trị ung thư vú được lựa chọn hàng đầu là xạ trị với hiệu quả tiêu diệt khối u ác tính nhanh và mạnh. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn không thể tránh khỏi tác dụng phụ của xạ trị ung thư vú.
Ung thư vú là bệnh như thế nào?
Phụ nữ là đại diện cho phái đẹp. Trong đó, bầu ngực (vú) là 1 trong 2 điểm khác biệt rõ ràng nhất giữa phái đẹp với nam giới về mặt thẩm mỹ.
Về mặt sinh học, vú làm nhiệm vụ tạo sữa mẹ, cung cấp nguồn dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khi mẹ sinh em bé.
Khi các bộ phận nằm trong bầu vú tăng sinh bất thường quá giới hạn sẽ gây ra bệnh ung thư vú.
Nhóm phụ nữ có nguy cơ bị ung thư vú cao
Theo nghiên cứu, những phụ nữ thuộc nhóm sau khả năng bị ung thư vú cao hơn nhóm con lại:
– Tuổi cao (trên 50 tuổi).
– Tiểu sử gia đình có người bị ung thư vú, buồng trứng.
– Người có kinh nguyệt sớm (trước 12 tuổi), mãn kinh muộn (sau 55 tuổi), rong kinh, kinh nguyệt không đều, u nang – u xơ tuyến vú.
– Người có con muộn (sau 35 tuổi), không sinh con, vô sinh, hiếm muộn.
– Người sử dụng chất kích thích: thuốc lá, rượu, bia, các chất gây nghiện.
– Mang gen đột biến BRCA1, BRAC2 dễ ung thư vú. Trên thế giới có siêu sao minh tinh màn bạc Angelina Jolie mang gen này. Cô đã cắt tuyến vú để phòng ngừa ung thư.
– Do môi trường sống bị ô nhiễm nặng: nhiều chất độc hại, khí thải nhà máy, có tia phóng xạ, nhiễm độc thủy ngân, khói do đốt rơm rạ, cháy rừng…
Các dấu hiệu và cách phát hiện bệnh bệnh ung thư vú
Khi bạn phát hiện những dấu hiệu bất thường sau, hãy tới gặp bác sĩ để kiểm tra ngay:
– Sờ thấy các cục u quanh vú: thường xuyên sờ nắn núm vú, bầu vú, nếu thấy các cục u tròn, cứng thì phải đi kiểm tra ngay, đừng để tới khi khối u nhìn thấy bằng mắt mới phát hiện bệnh.
– Đau vú.
– Dịch tiết ra ở núm vú.
– Núm vú bị tụt sâu vào trong.
– Da quanh vú thay đổi màu sắc, trở nên nhăn nhúm, có nếp gấp như da người già. Đôi khi quanh vú mọc mụn nước lốm đốm.
– Nổi cục ở nách: đây là thời điểm khối u ở vú bắt đầu di căn sang vùng xung quanh, gần nhất là vùng nách. Khi đó các hạch ở nách sưng to, có thể sờ thấy được.
Nhận thấy các dấu hiệu trên, bạn nên gặp bác sĩ để thăm khám bệnh bằng cách: chụp Xquang, Siêu âm vú, chụp MRI, xét nghiệm mẫu tế bào hay mô ở vú.
Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị ung thư, một biện pháp rất phổ biến trong chữa trị ung thư vú là xạ trị.
Xạ trị ung thư vú là gì?
Xạ trị hay còn gọi là Liệu pháp xạ (Brachytherapy): sử dụng các chùm năng lượng cao hoặc sóng điện tử tần suất cao như tia X – quang, tia Gamma, tia proton… phá hỏng cấu trúc các khối u, tiêu diệt tế bào ác tính, ngăn chặn sự hình thành mới các khối u.
Xạ trị có thể sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp với phương pháp phẫu thuật hoặc hóa trị trong phác đồ điều trị ung thư tùy theo loại bệnh ung thư và tình hình bệnh cũng như thể trạng của người bệnh.
Công dụng của xạ trị rất cao, làm giảm nguy cơ tái phát ung thư vú từ 35% còn 5 – 10%.
Thời gian xạ trị:
– Xạ trị bên ngoài: từ 5 – 7 tuần và 5 ngày/ tuần. Xạ trị vú tăng tốc thì 3 tuần.
– Xạ trị bên trong: từ vài giờ tới 7 ngày, có thể tiêu diệt hết các khối u mà không hầu như không có tác dụng phụ như xạ trị bên ngoài.
Các biện pháp xạ trị ung thư vú đều có tác dụng phụ không mong muốn với bệnh nhân trong và sau quá trình điều trị u vú.
Khi nào xạ trị ung thư vú
Tùy thuộc vào thể trạng bệnh nhân và giai đoạn ung thư, bác sĩ sẽ chỉ định xạ trị mỗi bệnh nhân với phác đồ điều trị khác nhau.
- Xạ trị sau phẫu thuật
– Giảm nguy cơ ung thư tái phát: loại bỏ các tế bào ác tính còn sót lại ở vú. Nếu bệnh nhân đã cắt bỏ một phần vú, bác sĩ sẽ chỉ định xạ trị đối với các mô vú còn lại.
– Nếu người bệnh cắt bỏ toàn bộ vú mà ung thư đã di căn đến các hạch bạch huyết dưới cánh tay thì sẽ được xạ trị vùng thành ngực.
- Xạ trị kết hợp hóa trị
Bác sĩ chọn xạ trước, hóa sau; hóa trước, xạ sau; cùng song hành hóa – xạ theo phác đồ phù hợp nhất với tình trạng người bệnh.
- Ung thư tiến triển
Xạ trị khi ung thư vú tiến triển nặng hơn gọi là điều trị giảm nhẹ, kiểm soát bệnh chưa được điều trị ở vú trước đó, giúp giảm các triệu chứng ung thư (như đau, chèn ép tủy sống hoặc các khối u do ung thư xâm lấn – ung thư vú thứ phát) và chỉ trong khoảng thời gian ngắn.
Tác dụng phụ của xạ trị ung thư vú
Bệnh nhân K vú thường chịu tác động từ tác dụng phụ của xạ trị ung thư vú với 2 loại cấp tính và mãn tính.
– Tác dụng phụ của xạ trị ung thư vú cấp tính (tác dụng sớm): xuất hiện ở da, niêm mạc, tủy xương… trên tế bào tăng trưởng nhanh trong và sau khi xạ trị với mức độ tăng dần; cao nhất là từ tuần 5 – tuần 7.
– Tác dụng phụ của xạ trị ung thư vú mãn tính (tác dụng muộn): tế bào chết đi (teo mô, tạng, xơ hóa) diễn tiến chậm trong vài tháng tới vài năm, không phục hồi và làm ảnh hưởng, mất chức năng hoạt động của tạng.
- Tác dụng phụ của xạ trị ung thư vú cấp tính:
– Thời gian đầu sau vài lần điều trị: da trên vú bắt đầu chuyển sang màu hồng. Sau đó sạm da (giống khi bị cháy nóng), da ngứa, bong tróc, bỏng rát, phồng rộp. Da bắt đầu có cảm giác đau đớn, nhức. Tới những tuần ở đợt điều trị cuối thì các triệu chứng đau rát, bỏng da này sẽ hết dần.
– Sau 4 – 5 tuần: Nếu bạn xạ dưới cánh tay sẽ bị rụng lông dưới cánh tay, ít ra mồ hôi đi, khô da, bong tróc vảy.
– Phổ biến nhất là cảm giác mệt mỏi, chán ăn, đau đầu, viêm dạ dày, viêm ruột, thực quản, tiêu chảy…. kéo dài tới tuần cuối xạ trị.
Lời khuyên: Bệnh nhân nên đến trước buổi xạ trị 30 phút để đảm bảo thời gian xạ trị đã xếp lịch với bác sĩ đạt hiệu quả cao nhất.
- Tác dụng phụ của xạ trị ung thư vú mãn tính:
– Tăng hay giảm sắc tố vùng da xạm mất nhiều thời gian để khỏi. Da có thể dày hơn, sần sùi hơn.
– Giãn mao mạch, rụng tóc vĩnh viễn.
– Viêm loét vùng da trên ngực lâu dài, khó khỏi.
– Teo vùng da xạ, xơ hóa vú, phù khu trú.
– Mất nhiều thời gian đánh dấu khu xạ trị trong buổi xạ trị đầu tiên, có thể bạn sẽ bị xăm vùng da xạ trị vĩnh viễn.
– Tổn thương dây thần kinh, tê, đau nhức, ảnh hưởng lâu dài tới việc phục hồi thương tổn, khả năng cho con bú.
- Tác dụng phụ của xạ trị ung thư vú hiếm gặp:
Nếu bạn loại bỏ hạch bạch huyết trước khi bức xạ, bạn có nguy cơ tắc nghẽn hạch bạch huyết cao (phù do mạch bạch huyết), gây ra sưng cánh tay nơi có các hạch bị loại bỏ dẫn tới biến chứng hiếm gặp như:
– Xương sườn bị gãy.
– Viêm Mô phổi.
– Tổn thương tim khi bức xạ bên trái ngực.
– Ung thư thứ phát do bức xạ.
Hãy gặp bác sĩ ngay nếu bạn gặp các tác dụng phụ của xạ trị ung thư vú này.
Cách khắc phục tác dụng phụ của xạ trị ung thư vú
Mách bạn một số cách làm giảm bớt các tác dụng phụ này rất hiệu quả:
– Mặc quần áo rộng, áo lót rộng, không gọng, vải mềm, không gây kích ứng da.
– Dùng dầu tắm nguồn gốc thảo dược, không kì cọ, chà xát mạnh, không gãi da, không chườm đá, đắp cao nóng lên vú.
– Hỏi ý kiến bác sĩ sử dụng kem/ gel bôi trị rát, bỏng da xạ trị phù hợp, tốt nhất là có nguồn gốc thiên nhiên.
– Nghỉ ngơi, thư giãn nhiều, vận động nhẹ nhàng.
– Ăn uống đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Thông qua bài viết “Xạ trị ung thư vú – tác dụng phụ thường gặp” bạn đọc có thể thấy được Ung thư vú là hoàn toàn có thể chữa được nếu phát hiện sớm và điều trị sớm bằng phương pháp xạ trị theo phác đồ của bác sĩ cũng như giảm thiểu tác dụng phụ của xạ trị ung thư vú.
Có Thể Bạn Quan Tâm: ung thu vòm họng, nhung dau hieu ung thu vom hong, trieu chung ung thu da day, ung thư vú, ung thư vú và dấu hiệu nhận biết, ,