Tầm soát ung thư phổi là cách nhanh nhất giúp người bệnh kiểm tra mình có đang bị mắc ung thư phổi hay không? Nếu bị mắc bệnh sẽ chủ động có phương án chữa trị, kiểm soát bệnh từ giai đoạn sớm nhằm tránh né “lưỡi hái tử thần” mang tên UNG THƯ PHỔI.
Mục lục
Ý nghĩa tầm soát ung thư phổi
Ung thư phổi hình thành do các tế bào mô phổi bị đột biến gen tạo thành các tế bào ung thư. Các tế bào bị đột biến gen này tự phân chia tế bào đồng thời xâm lấn và lan sang các tế bào lành, theo thời gian chúng phát triển và hình thành khối u ác tính trong phổi (khối ung thư phổi).
Thuật ngữ “tầm soát ung thư phổi” mang ý nghĩa dò tìm phát hiện tế bào ung thư phổi (do bị đột biến gen) ngay từ giai đoạn sớm – thời điểm bệnh mới hình thành và cơ thể người bệnh chưa có bất kì một dấu hiệu, triệu chứng nào cụ thể. Từ đó giúp người bệnh phát hiện bệnh sớm, điều trị bệnh sớm, khả năng chữa khỏi bệnh hoàn toàn rất cao.
Ý nghĩa tầm soát ung thư phổi là gì?
Nhưng một thắc mắc khác lại được đưa ra: “Có phải chỉ cần tầm soát ung thư phổi 1 lần là có thể kết luận bệnh nhân có bị ung thư phổi hay không bị ung thư phổi?
Chúng tôi xin được trả lời là không phải. Tầm soát ung thư phổi có tác dụng giúp bệnh nhân sớm phát hiện ra khối u ác tính trong lá phổi của mình. Nhưng nó không có nghĩa chỉ cần đi tầm soát 1 lần là có thể xác định người bệnh có bị ung thư phổi hay không. Bởi lẽ ung thư phổi là một căn bệnh “thích sự thầm lặng”, Chúng luôn có thể “hỏi thăm” sức khỏe của bạn vào bất cứ thời điểm nào? độ tuổi bao nhiêu? trong sự “im lặng không thích báo trước”. Đây cũng là lý do chúng ta cần đi khám sức khỏe định kì cũng như tầm soát ung thư trung bình khoảng 1 năm/lần để phát hiện sớm ung thư phổi nói riêng và các loại bệnh ung thư nguy hiểm khác nói chung.
Vì sao nên tầm soát ung thư phổi?
Chúng ta nên tiến hành tầm soát ung thư phổi bởi những lý do sau:
- Ung thư phổi là căn bệnh có tỉ lệ tử vong cao nhất ở Việt Nam cũng như trên toàn thế giới. Đây là một căn bệnh hiểm nghèo nên việc phát hiện bệnh sớm có thể giúp làm tăng tỉ lệ điều trị và kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân.
- Tầm soát và phát hiện ung thư phổi ở giai đoạn mới hình thành giúp người bệnh có tỉ lệ chữa trị khỏi hoàn toàn rất cao. Từ đó tránh né và làm giảm nguy cơ tử vong bởi căn bệnh ung thư nguy hiểm này.
- Giúp làm giảm gánh nặng bệnh tật và chi phí điều trị đáng kể cho bệnh nhân khi bệnh được phát hiện ngay từ giai đoạn đầu.
- Giúp phát hiện một số bệnh khác (nếu có) ngoài ung thư phổi
- Giúp theo dõi và đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bản thân (hoặc người thân).
- Giúp tinh thần lạc quan, vui vẻ, cuộc sống nhẹ nhàng và bình an.
Quy trình khám tầm soát ung thư phổi thế nào?
Quy trình khám tầm soát ung thư phổi thường diễn ra theo 3 bước:
Bước 1: Khám lâm sàng
Đây là bước khám tổng quan nhất. Bác sĩ chuyên khoa sẽ thực hiện kiểm tra ngực và kiểm tra hạch bạch huyết ở cổ; Đo chiều cao, cân nặng, huyết áp, nhịp tim để đánh giá các chỉ số của cơ thể người bệnh.
Bước 2: Tầm soát ung thư phổi qua việc chuẩn đoán hình ảnh
Một số phương thức kiểm tra bằng hình ảnh nhằm tầm soát và phát hiện ung thư phổi như:
Chụp CT tầm soát ung thư phổi
Đầu tiên người bệnh thường được chỉ định đi chụp X-quang và chụp CT:
- Chụp X-quang lồng ngực: nhằm quan sát tình trạng phổi bệnh nhân xem có bị xẹp phổi, viêm phổi hoặc tràn dịch phổi hay không? Nếu bệnh nhân bị ung thư phổi thường sẽ thấy xuất hiện một nốt phổi đơn độc (SPN) trên hình ảnh X-quang.
- Chụp cắt lớp vi tính (CT): nhằm cung cấp thêm thông tin về bệnh và mức độ bệnh ung thư phổi (nếu có). Chụp CT thường có 2 lựa chọn là chụp CT có thuốc cản quang và chụp CT không có thuốc cản quang.
Nếu nghi ngờ bị ung thư phổi, người bệnh sẽ cần thực hiện thêm một số xét nghiệm nhằm kiểm tra mức độ bệnh, giai đoạn ung thư phổi và sự tiến triển của nó (quá trình phân độ ung thư phổi). Một số xét nghiệm có thể cần thực hiện (tùy thuộc vào chỉ định của bác sĩ) như:
- Chụp CT ở sọ não, vùng bụng (qua dạ dày).
- Chụp cắt lớp Positron (còn được gọi là PET CT, PET): Đây là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh Y học nhằm tạo ra các hình ảnh thể hiện vị trí của các tế bào “bất thường” chuyển hóa trong cơ thể. Mỗi lần chụp, ảnh sẽ tái tạo thành những hình ảnh không gian 3 chiều, hình ảnh màu của cơ thể nhờ vào các tia xạ hạt nhân. Nhờ đó các bác sĩ sẽ xác định thấy vị trí các tế bào có bất thường có ở các mô khác nhau trong cơ thể.
- Xét nghiệm máu.
- Sinh thiết ung thư phổi: Phương pháp này là một dạng xét nghiệm các mẫu tế bào (hoặc mô) nghi ngờ là các tế bào ung thư. Đối với phát hiện ung thư phổi, các mô hoặc mẫu tế bào được lấy từ vùng xác định có tế bào “bất thường” qua quá trình nội soi. Chúng được đem kiểm tra dưới kính hiển vi, phân tích về mặt hóa học. Từ đó giúp xác định mẫu tế bào “bất thường” này có chứa tế bào ung thư hay không?
Bước 3: Kết luận
Bác sĩ dựa vào các xét nghiệm và chuẩn đoán hình ảnh kết luận tình trạng của bệnh nhân.
Khi nào nên tầm soát ung thư phổi?
Hình ảnh chụp X-quang tầm soát ung thư phổi
Tầm soát ung thư phổi là phương pháp giúp tìm và phát hiện bệnh ung thư từ giai đoạn sớm nên đây là việc làm cần thiết giúp đảm bảo sức khỏe cho chúng ta. Với thực trạng môi trường sống ngày càng bị ô nhiễm nặng nề mà điển hình là: ô nhiễm không khí do bụi mịn, ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt, ô nhiễm nguồn thực phẩm “bẩn”, ô nhiễm các nguồn kim loại hóa chất độc hại như thủy ngân (sau vụ cháy nhà mày bóng đèn Rạng Đông)… thì tất cả chúng ta đều có thể là đối tượng mà ung thư phổi nói riêng và các loại ung thư khác “nhắm” tới.
Theo thống kê của Globocan (International Agence on Cancer Reaeach – IACR) – một dự án của cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế trực thuộc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 2018, trên thế giới số ca mắc ung thư phổi mắc mới là 2,094 triệu trong đó có 1,8 triệu ca tử vong. Tại Việt Nam số ca mới mắc là 23.667 ca với 20.710 ca tử vong. Có tới 70% bệnh nhân ung thư phổi ở Việt Nam phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, điều trị khó khăn và tiên lượng sống không nhiều.
Bởi vậy các bác sĩ khuyến cáo nên chủ động tầm soát ung thư khi bạn từ độ tuổi 50 – 55 tuổi và khá định kì 1 năm/lần hoặc ít nhất 2 năm/lần. Hoặc có một số triệu chứng biểu hiện dai dẳng không khỏi dứt điểm như:
- Ho kéo dài, ho ra máu.
- Thay đổi giọng nói.
- Đau tại một vùng của ngực.
- Mệt mỏi thường xuyên.
- Khò khè, có cảm giác đau khi nuốt.
Tuy nhiên, các bác sĩ khuyến cáo chúng ta nên khám định kỳ 1 năm 1 lần hoặc ít nhất 2 năm 1 lần.
Nên khám tầm soát ung thư phổi ở đâu?
Khám tầm soát ung thư phổi ở đâu miền Bắc?
1.Bệnh viện K (Bệnh viện Ung Bướu Trung Ương)
Địa chỉ:
- Cơ ở Quán sứ: : 43 Quán Sứ, Hàng Bông, Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Cơ sở Tân Triều: 30 đường Cầu Bươu, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội
- Cơ sở Tam Hiệp: Tựu Liệt, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội
2. Bệnh viện Ung bướu Hà Nội
- Địa chỉ: Số 42A Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng, Hà Nội
3. Khoa y học hạt nhân thuộc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
- Địa chỉ: Số 1 Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội
4. Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu bệnh viện Bạch Mai
- Địa chỉ: Số 78, Đường Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội
Khám tầm soát ung thư phổi ở đâu miền Nam?
1.Bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh
Địa chỉ:
- Số 3 Nơ Trang Long, Phường 7, Quận Bình Thạnh
- Số 6 Nguyễn Huy Lượng, Phường 7, Quận Bình Thạnh
- Số 47 Nguyễn Huy Lượng, Phường 7, Quận Bình Thạnh
- Đường D400, Ấp Cây Dầu, Phường Tân Phú, Quận 9
2. Bệnh viện Chợ Rẫy
- Địa chỉ: 201B Nguyễn Chí Thanh, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh
3. Bệnh viện Nhiệt đới
- Địa chỉ: 764 Võ Văn Kiệt, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh.