Dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư phổi

Dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư phổi như thế nào? Người bệnh ung thư phổi nên ăn gì và không nên ăn gì giúp hỗ trợ điều trị bệnh? Hãy cùng antican.vn “điểm danh” các loại thực phẩm dinh dưỡng tốt cho bệnh nhân ung thư phổi nhé.

Tầm quan trọng của dinh dưỡng với bệnh nhân ung thư phổi

Ung thư phổi là một căn bệnh ung thư nguy hiểm nhất trong các loại bệnh ung thư. Chúng và có tỉ lệ tử vong cao đầu tiên trên thế giới (năm 2012) cũng như ở Việt Nam, đa số là do suy kiệt cơ thể. Tình trạng suy kiệt có thể là phản ứng phụ của quá trình điều trị hoặc do tâm lý chán nản, lo lắng của người bệnh nhưng phần nhiều là do chính khối u gây ra.

Khi bị ung thư phổi các khối u ác tính làm thay đổi chuyển hoá bình thường của cơ thể, chúng làm cơ thể phải tiêu hao nhiều năng lượng hơn để nuôi dưỡng các tế bào ung thư, trong khi các tế bào, mô bình thường của cơ thể thì lại bị phá huỷ dần.

Theo thống kê của hiệp hội ung thư, có tới 30% bệnh nhân ung thư phổi chét vị bị suy kiệt thể lực trước khi chết vì bệnh ung thư đã cho thấy dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư phổi cực kỳ quan trọng giúp người bệnh có đủ sức để theo hết các phương pháp điều trị nặng nề.

Đã có rất nhiều bệnh nhân không thể theo được hết phác đồ điều trị ung thư phổi do cân nặng và thể lực bị suy giảm trầm trọng. Điều này ảnh hưởng lớn tới hiệu quả điều trị làm giảm cơ hội và thời gian sống của người bệnh. Đồng thời, nó cũng làm tăng tỉ lệ biến chứng, di căn và dẫn đến tình trạng tử vong của bệnh nhân ung thư phổi.

Chế độ ăn đủ dưỡng chất sẽ tốt cho bệnh nhân ung thư phổi

GS.TS Nguyễn Bá Đức, Nguyên giám đốc Bệnh viên K chia sẻ“Đang có rất nhiều bệnh nhân ung thư có quan niệm sai lầm trong ăn uống. Nhiều bệnh nhân nhịn ăn để tế bào ưng thư không phát triển, bị đói mà chết. Nhưng thực tế ngay cả khi bệnh nhân ung thư có không ăn gì tế bào ung thư vẫn sinh sôi và phát triển. Khi cơ thể kiệt sức chết đói tế bào ung thư vẫn sống”.

Ung thư như là một căn bệnh mãn tính có nguy cơ tái phát rất cao. Do vậy, bệnh nhân ung thư nói chung và ung thư phổi nói riêng cần phải hiểu đây là cuộc chiến lâu dài nên cần phải có sức khỏe tốt mà để có sức khỏe tốt thì bệnh nhân ung thư phải được ăn uống tốt, tâm lý vui vẻ có thế thì cơ thể mới nâng cao miễn dịch chống chọi lại căn bệnh quái ác này.

Vì vậy việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý trước, trong và sau quá trình điều trị ung thư phổi là nhằm đến mục tiêu là tăng cường thể lực cho bệnh nhân. Ăn đúng trước, trong và sau khi điều trị có thể giúp cho bệnh nhân giảm thiểu được những bất lợi do các tác dụng phụ của phương pháp điều trị và giúp bệnh nhân ung thư phổi có cảm giác sống khoẻ hơn.

Nguyên tắc dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư phổi

“Rất nhiều trường hợp bệnh nhân ung thư phổi cho rằng không được ăn các chất bổ như thịt gà, thịt bò, thịt lợn, trứng, thậm chí cả sữa vì đó sẽ là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời nuôi khối u, các tế bào ác tính phát triển mạnh mẽ hơn… Quan niệm này hoàn toàn sai lầm, để có sức điều trị bệnh ung thư cần phải ăn uống tốt. Bệnh ung thư nói chung và cả ung thư phổi nói riêng thì việc ăn uống đầy đủ dinh dưỡng rất quan trọng. Thức ăn dinh dưỡng tốt sẽ làm hệ thống miễn dịch tốt hơn.  Nhất là những bệnh nhân ung thư gia đoạn cuối suy nhược cơ thể thì càng phải ăn uống dinh dưỡng. Còn việc khối u to hay không là do tiến triển của bệnh”, TS. Đinh Văn Lượng khẳng định.

Tuy nhiên, không phải vì thế mà bạn ăn những thức ăn quá bổ dưỡng làm cho cơ thể khó tiêu hóa, cũng gây mệt mỏi cho bệnh nhân. Nguyên tắc ăn uống của ung thư phổi cần đảm bảo đủ chất, đủ lượng và phù hợp vời từng giai đoạn của bệnh.

Dưới đây là một số nguyên tắc dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư phổi bạn có thể tham khảo và hỏi ý kiến bác sĩ đang điều trị.

  • Duy trì cân nặng: Bệnh nhân bị ung thư phổi sẽ bị giảm cân do tác dụng phụ của các phương pháp điều trị ung thư phổi. Vì vậy phải thường xuyên theo dõi cân nặng của bệnh nhân mỗi ngày, khi  Theo dõi cân nặng của bạn chặt chẽ. Nếu bệnh nhân đang giảm hơn 1 cân mỗi tuần, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc bổ sung các chất dinh dưỡng giúp duy trì cân nặng của bệnh nhân
  • Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể, chủ yếu là từ thực phẩm nếu có thể. Đó là protein, tinh bột, vitamin, khoáng chất và nước.
  • Không nhịn ăn, giảm ăn, mà chia nhỏ khẩu phần ăn thành nhiều bữa để vừa giúp dễ tiêu hóa mà vẫn đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho người bệnh
  • Lựa chọn các thực phẩm dễ tiêu hóa, nên hỏi bệnh nhân thích ăn gì để lựa chọn thức ăn hợp khẩu vị với bệnh nhân
  • Người bị ung thư phổi đã xạ trị hoặc hóa trị nếu thấy xuất hiện phản ứng ở đường tiêu hóa, chán ăn hoặc tiêu chảy thì nên ăn uống thanh đạm, dùng các thức ăn tươi mới, không có dầu mỡ, ăn thứ bổ vừa phải.
  • Tránh các thực phẩm làm cho tác dụng phụ điều trị ung thư phổi của bạn tồi tệ hơn. Một số thực phẩm có thể dẫn đến tiêu chảy, táo bón và lở miệng
  • Khi bệnh nhân không ăn được hoặc ăn uống thông thường không đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng thì phải có các phương pháp hỗ trợ nuôi dưỡng hoặc nuôi dưỡng thay thế.

Dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư phổi

Việc bổ sung dinh dưỡng hàng ngày là điều rất cần thiết. Nó giúp người bệnh tăng cường sức khỏe, thể lực để chống trọi với bệnh tật. Nhưng câu hỏi được đặt ra: nguồn dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư phổi là những gì? Hãy cùng tìm câu trả lời trong list danh sách những loại thực phẩm tốt cho người bệnh ung thư phổi dưới đây nhé:

Bị ung thư phổi nên ăn gì?

Các thức ăn nhạt

Muối và các độ ăn mặn khiến tình trạng người bệnh xấu đi. Đây cũng là nguy cơ khiến người bệnh phát sinh thêm các chứng bệnh khác trong quá trình điều trị bệnh như: huyết áp, bệnh thận…

Rau bina

Trái cây và rau xanh

Trái cây và rau xanh giúp tăng cường vitamin A, C, chất chống oxy hóa có thể chống lại ung thư và các loại khoáng chất cần thiết giúp bổ sung năng lượng cho cơ thể. Một số loại rau xanh tốt như: Cải xoong, rau chân vịt, rau mùng tơi, cải bắp, rau bina, khoai tây, khoai lang, cà chua, xu hào, cà rốt, cải bắp, hành tây, quả lê

Thực phẩm giàu protein. Protein giúp cơ thể sửa chữa các tế bào và mô. Protein cũng  là thành phần chính tạo nên các kháng thể, giúp vết thương nhanh lành, bảo vệ khỏi những tác nhân bất lợi, giúp hệ thống miễn dịch của bạn phục hồi sau khi bị bệnh. Nguồn protein tốt bao gồm:

  • Các loại thịt nạc như gà, cá hoặc gà tây
  • Trứng
  • Các sản phẩm từ sữa ít béo như sữa, sữa chua, phô mai hoặc các sản phẩm thay thế sữa
  • Các loại hạt và bơ hạt
  • Đậu
  • Thức ăn đậu nành

Thịt và các loại trứng

Như đã nói trên thịt và trứng cung cấp protein, chất đạm được bổ sung giúp cơ thể tổng hợp máu, bù lại lượng máu khi người bệnh ho ra máu, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, làm giảm các triệu chứng mệt mỏi, suy kiệt sức khỏe. Các thực phẩm giàu protein, chất đạm và có độ lành tính như: thịt bò, thịt gà, thịt lợn, các loại trứng gà, vịt, ngỗng…

Sữa và các sản phẩm làm từ sữa

Sữa chứa nhiều canxi và các dưỡng chất giúp người bệnh hồi sức nhanh hơn sau những cơn mệt mỏi, đau đớn. Đây cũng là bữa ăn phụ dinh dưỡng rất có lợi và tiện lợi cho người bệnh. Có nhiều sản phẩm từ sữa người bệnh có thể lựa chọn như: sữa tươi có đường, sữa tươi không đường, sữa chua, váng sữa, phô mai…

Các loại ngũ cốc nguyên hạt

Là một sản phẩn giàu các loại vitamin B, E, D, khoáng chất và có hàm lượng chất chống oxy hóa khá cao, các loại hạt ngũ cốc nguyên hạt không chỉ cung cấp dinh dưỡng cho người bệnh, mà nó còn có khả năng làm giảm chứng chán ăn, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, ung thư, huyết áp.. Các loại hạt ngũ cốc tốt cho sức khỏe bạn có thể tham khảo như: yến mạch, đậu phộng, mè đen (vừng đen), đậu nành, đầu đen, hạt điều, hạt kê, đậu xanh, hạnh nhân, quả óc chó…

dinh dưỡng người ung thư phổi

Các loại ngũ cốc nguyên hạt tốt cho người bệnh ung thư phổi

Chọn nguồn chất béo lành mạnh .

Tránh thực phẩm chiên, dầu mỡ và chất béo.  Chất béo lành mạnh bao gồm:

Dầu oliu, bơ, quả hạch, dầu hạt cải… là những nguồn chất béo thực vật an toàn giúp thúc đẩy quá trình hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn, cải thiện trọng lượng cơ thể người bệnh ung thư phổi.

Uống nước trà xanh mỗi ngày

Polyphenols trong trà xanh có tính chống oxy hóa rất tốt. Một ấm trà xanh dùng uống mỗi ngày giúp làm chậm một phần sự phát triển các khối u ác tính, từ đó góp phần hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân ung thư phổi.

Người bệnh ung thư phổi không nên ăn gì?

Thuốc lá, chất kích thích, rượu bia và đồ uống chứa cồn

Thuốc lá là thủ phạm chính “mở đường” cho ung thư phổi xuất hiện và phát triển. Bên cạnh đó, rượu, bia và các chất kích thích cũng “góp” một phần trong quá phát triển kích thước khối u phổi ác tính. Vì vậy thuốc lá, chất kích thíc, rượu bia và đồ uống chứa cồn được liệt vào “danh sách cấm” của người bệnh ung thư phổi.

Hạn chế đồ ngọt và đường

Các loại đồ ăn nuôi dưỡng và làm cho các tế bào ung thư (hoặc tạo môi trường) cho nó phát triển mạnh. Ví dụ: đường và bột tinh chế, nước soda… Vì vậy, tuyệt đối không ăn đường và các sản phẩm chứa đường. Không ăn các loại mật, kể cả mật ong (honey).

Đồ nướng, các loại thịt hun khói

Kết quả nghiên cứu khoa học cho thấy phần thịt nướng hoặc thịt hun khói bị cháy khét có chứa các amin dị vòng và hydrocarbon thơm đa vòng – một loại chất có khả năng gây ung thư rất cao. Khi tiến hành thực nghiệm đo hàm lượng các amin dị vòng và hydrocarbon, người ta thấy rằng: trong gần 0,9 kg thịt nướng bị cháy khét có chứa hàm lượng amin dị vòng và hydrocarbon tương đương với hàm lượng benzopyrene – một loại chất có khả năng gây ung thư cao ở trong khói của 600 điếu thuốc lá gộp lại.

Người bệnh ung thư phổi cần tránh xa các đồ nướng

Đồ hải sản

Vị tanh của hải sản có thể làm tăng lượng đờm trắng trong cổ họng bệnh nhân khiến quá trình hô hấp càng trở nên khó khăn, tình trạng bệnh xấu đi và làm sức khỏe người bệnh suy giảm. Vì vậy, các loại tôm, cua, cá, hàu, bề bề, ghẹ… người bệnh nên hạn chế sử dụng

Đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng

Kiêng ăn các thức ngậy béo (thịt mỡ), cay (hạt tiêu, bột hạt cải, bột cari, ớt, rượu), đồ chiên rán hun nướng (chả nướng, thịt quay, thịt xông khói…). Đồng thời cần kiêng hồ đào, lạc là những thứ bổ phế và thận.

Cũng giống với đồ hải sản, thức ăn nhiều dầu mỡ hoặc chiên chín bằng dầu mỡ làm người bệnh xuất hiện nhiều dịch đờm trắng, lượng cholesterol trong máu tăng cao hơn. Từ đó làm ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe, khả năng ăn uống và khả năng hô hấp của người bệnh ung thư phổi.

Các thực phẩm sinh đờm:

Người bị ung thư phổi sẽ ho rất nhiều do nhiều đờm. Nên tuyệt đối không uống các đồ uống lạnh. Ngoài ra cần kiêng các thực phẩm như lạc, khoai lang, vì sẽ gây nhiều đờm làm bệnh nhân ho nhiều và mệt mỏi hơn.

Nếu bụng trướng, đại tiện lỏng, rêu lưỡi trắng và nhầy, phải dùng ít hoặc kiêng dùng sữa bò, đường, dưa muối, trái cây sống lạnh, các thức ăn dầu mỡ ngậy béo để tránh trợ hàn thấp và sinh đờm.

Các thực phẩm gây ho

Nếu trong đờm có lẫn máu hoặc khạc ra máu thì ngoài việc kiêng kỵ nghiêm ngặt các thực phẩm trên, bệnh nhân còn phải kiêng các đồ ăn thô ráp (bánh mỳ, các ngũ cốc nguyên hạt) và cấm dùng đồ rán, nướng, quay, hun…vì có thể gây ho nhiều cho bệnh nhân.

Thực phẩm giúp hạn chế tác dụng phụ

Khi điều trị ung thư, bệnh nhân sẽ gặp rất nhiều tác dụng phụ của phương pháp điều trị khiến bệnh nhân mệt mỏi chán ăn. Chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ giúp bạn vượt qua một số tác dụng phụ phổ biến nhất như:

Buồn nôn / nôn : Nên tránh các thực phẩm nhiều chất béo, dầu mỡ hoặc cay, hoặc những thực phẩm có mùi mạnh. Nên ăn các thực phẩm khô như bánh quy giòn hoặc bánh mì nướng cứ sau vài giờ. Nhâm nhi một ly trà xanh để tăng vị giác  cũng là một cách tốt để xóa bỏ những cơn buồn nôn.

Các vấn đề về miệng hoặc cổ họng: Đối với vết loét, đau hoặc khó nuốt, hãy dùng thức ăn mềm. Tránh bất cứ thứ gì thô ráp hoặc trầy xước, và thực phẩm cay hoặc axit. Thức ăn phải ấm (không nóng hoặc lạnh). Có thể sử dụng ống hút cho súp hoặc đồ uống.

Tiêu chảy và táo bón : Đối với tiêu chảy, cần phải bù nước. Bệnh nhân nên uống nhiều nước ( nước lọc và nước các loại) và cắt giảm thực phẩm giàu chất xơ như ngũ cốc và rau quả. Nếu bạn bị táo bón, hãy từ từ thêm nhiều thực phẩm giàu chất xơ vào chế độ ăn uống của bạn. Rất nhiều chất lỏng là chìa khóa cho vấn đề này, quá.

Thay đổi khẩu vị: Điều trị hóa, xạ trị trong ung thư phổi có thể làm thay đổi vị giác của bạn. Những thứ bạn không thích trước đây có thể có vị ngon bây giờ. Vì vậy, hãy thử dùng những thực phẩm mới. Xem nếu bạn thích hương vị chua hoặc chua như gừng hoặc lựu. Các loại gia vị như hương thảo, bạc hà và oregano cũng có thể giúp bạn thưởng thức các loại thực phẩm khác một cách ngon miệng hơn.

Tóm lại bệnh nhân ung thư phổi cần có một chế độ ăn uống cân bằng với protein nạc, trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và sữa ít béo. Hạn chế đường, cafein, muối và rượu.

Bên cạnh việc thực hiện chế độ ăn uống tốt hàng ngày, người bệnh nhớ kết hợp uống thuốc và làm theo chỉ dẫn của bác sĩ điều trị để kìm hãm sự phát triển bệnh ung thư phổi ở thời gian dài nhất có thể nhé.

Hướng dẫn chăm sóc cho bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối

 

Có thể bạn quan tâm: , , ,

Cảm ơn bạn đã quan tâm tới sản phẩm TPBVSK Vietlife Antican VNM. Bạn vui lòng để lại số điện thoại và họ tên để Chuyên viên tư vấn gọi điện lại cho bạn trong vòng 24h

Ý kiến của bạn

x

Thông tin đơn đặt hàng

Để đặt mua hàng, các bạn vui lòng điền đầy đủ thông tin vào ô bên dưới. Chúng tôi sẽ gọi điện lại để xác nhận đơn hàng trong thời gian sớm nhất

  • Nội thành phí ship 30.000 VNĐ. Ngoại thành phí ship 50.000 VNĐ.
  • Đơn hàng trên 600.000 VNĐ FREE SHIP toàn quốc.
   
VNĐ
Hỗ trợ trực tuyến