ĐIỀU TRỊ UNG THƯ ẢNH HƯỞNG NHƯ THẾ NÀO ĐẾN KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA NAM GIỚI?

Ung thư và điều trị ung thư có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới. Nguy cơ vô sinh ở nam giới phụ thuộc vào:

  • Tuổi 
  • Phương pháp điều trị
  • Loại và mức độ phẫu thuật
  • Liều lượng điều trị

Trước khi điều trị, bạn cần chủ động trao đổi với bác sĩ về mong muốn và các thắc mắc của mình về vấn đề này để chuẩn bị tâm lý cũng như lựa chọn các phương pháp bảo tồn khả năng sinh sản cho phù hợp.  

Các phương pháp điều trị ung thư ảnh hưởng như thế nào đến khả năng sinh sản của nam giới?

Phẫu thuật 

Phẫu thuật tinh hoàn, dương vật, tuyến tiền liệt, bàng quang hoặc trực tràng đều có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới.  

  • Phẫu thuật ung thư tinh hoàn: Với những bệnh nhân phẫu thuật cắt bỏ một tinh hoàn, sau điều trị miễn là tinh hoàn còn lại vẫn khỏe mạnh thì vẫn có thể sản xuất ra tinh trùng bình thường. Tuy nhiên, một số trường hợp, tinh hoàn còn lại hoạt động kém đi sau điều trị làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bệnh nhân.  Do đó, dù cắt 1 hay 2 bên tinh hoàn, bạn vẫn nên cân nhắc lựa chọn các phương pháp bảo tồn để đảm bảo khả năng có con sau này. 
  • Phẫu thuật ung thư tuyến tiền liệt: Một số nam giới bị ung thư tuyến tiền liệt đã lan ra ngoài tuyến tiền liệt vào các mô lân cận, có thể phải cắt bỏ cả hai tinh hoàn để ngừng sản xuất testosterone và làm chậm sự phát triển của các tế bào ung thư. Phẫu thuật này được gọi là phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn hai bên. Những bệnh nhân phải đối mặt với nguy cơ vô sinh sau điều trị do đó cần phải tiến hành dự trữ tinh trùng trước khi phẫu thuật để đảm bảo khả năng có con trong tương lai.
Phẫu thuật một số bộ phận vùng khung chậu có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ở nam giới

Phẫu thuật một số bộ phận vùng khung chậu có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới

Với những bệnh nhân bị ung thư tuyến tiền liệt chưa lan ra các mô lân cận, phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt và túi tinh là một trong những lựa chọn điều trị, được gọi là phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt triệt để. Tuyến tiền liệt và túi tinh là những bộ phận cùng sản xuất tinh dịch. Phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt khiến nam giới không sản xuất tinh dịch và không xuất tinh sau phẫu thuật. Khi có kích thích tình dục, nam giới vẫn có thể đạt cực khoái nhưng không xuất tinh. Phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt cũng có thể gây tổn thương các dây thần kinh đóng vai trò quan trọng trong việc cương dương ở nam giới, gây ra rối loạn cương dương. 

Xem thêm: Điều trị ung thư ảnh hưởng như thế nào đến khả năng sinh sản của nữ giới?

Ngay cả khi một bệnh nhân có thể cương dương nhưng nếu không thể xuất tinh thì cũng không thể thụ thai theo cách bình thường. Tinh hoàn vẫn tạo ra tinh trùng, nhưng các ống dẫn tinh đưa tinh trùng từ bìu đến niệu đạo bị cắt hoặc buộc lại trong quá trình cắt bỏ tuyến tiền liệt làm tinh trùng không thể di chuyển đến dương vật do đó bệnh nhân không thể xuất tinh. Lúc này, bệnh nhân cần thực hiện các phương pháp can thiệp bên ngoài như chọc hút tinh trùng từ tinh hoàn hoặc chọc hút tinh trùng từ mào tinh.

  • Phẫu thuật ung thư bàng quang: Phương pháp cắt bàng quang triệt để trong điều trị ung thư bàng quang cũng giống như phẫu thuật cắt bỏ triệt để tuyến tiền liệt, không chỉ bàng quang, tuyến tiền liệt và túi tinh cũng bị cắt bỏ. Do đó, sau phẫu thuật, cơ thể bệnh nhân sẽ không còn sản xuất tinh trùng và không thể xuất tinh khi đạt cực khoái. Phẫu thuật cắt bỏ bàng quang cũng có thể làm tổn thương các dây thần kinh quan trọng trong quá trình cương dương, gây ra rối loạn cương dương (ED). 

Trường hợp khác, tinh hoàn vẫn tạo ra tinh trùng, nhưng các ống dẫn tinh bị cắt hoặc buộc lại trong quá trình cắt bỏ bàng quang và tuyến tiền liệt cũng khiến bệnh nhân không thể xuất tinh. Do đó, bệnh nhân cần thực hiện các biện pháp can thiệp bên ngoài như chọc hút tinh trùng từ tinh hoàn hoặc chọc hút tinh trùng từ mào tinh để làm thụ tinh nhân tạo.

  • Các phương pháp phẫu thuật khác: Phẫu thuật cắt bỏ hạch bạch huyết ở bụng hoặc phẫu thuật điều trị ung thư đại trực tràng có thể gây tổn thương các dây thần kinh đóng quan trọng trong quá trình xuất tinh. Mặc dù tinh dịch vẫn được sản xuất nhưng chúng không được xuất ra khỏi dương vật khi bệnh nhân đạt cực khoái. Thay vào đó, chúng có thể chảy ngược vào bàng quang (gọi là xuất tinh ngược) .

Xạ trị 

Xạ trị điều trị các bệnh vùng xương chậu có thể gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bệnh nhân sau điều trị do bức xạ liều cao có thể giết chết các tế bào gốc tạo ra tinh trùng.

Nam giới bị ung thư tinh hoàn có thể cần xạ trị vùng bẹn sau khi cắt bỏ tinh hoàn. Nếu bệnh nhân chỉ cắt bỏ một bên tinh hoàn, tia bức xạ vẫn có thể gây tổn thương với tinh hoàn còn lại. Thậm chí, khi bệnh nhân xạ trị điều trị khối u ở vùng bụng hoặc xương chậu, tinh hoàn vẫn có thể nhận đủ lượng bức xạ gây hại cho quá trình sản xuất tinh trùng hoặc bản thân tinh trùng đã được sinh ra có thể bị tổn thương do tia phóng xạ.

Đôi khi bức xạ lên não cũng có thể ảnh hưởng đến vùng dưới đồi và tuyến yên. Vùng dưới đồi và tuyến yên phối hợp với nhau để tạo ra 2 hormon quan trọng trong quá trình sinh sản là LH và FSH. Những kích thích tố này được giải phóng vào máu và báo hiệu cho tinh hoàn tạo ra testosterone và sản xuất tinh trùng. Khi ung thư hoặc phương pháp điều trị ung thư gây ảnh hưởng đến các tín hiệu này, cơ thể bệnh nhân có thể giảm sản xuất tinh trùng thậm chí là vô sinh.

Xạ trị có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản theo nhiều cách khác nhau

Xạ trị có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới theo nhiều cách khác nhau

Đặc biệt, xạ trị áp sát trong điều trị ung thư tuyến tiền liệt có thể không gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sản. Nhiều bệnh nhân có thể phục hồi khả năng sản xuất tinh trùng như bình thường sau điều trị. Tuy nhiên, điều quan trọng là bệnh nhân phải hiểu và đảm bảo tuân thủ các hướng dẫn trong và sau khi xạ trị do bác sĩ đề ra. Hãy chủ động trao đổi với bác sĩ đến khi bạn thật sự hiểu và đảm bảo tuần thủ chúng.

Xạ trị ngoài trong điều trị ung thư tuyến tiền liệt có nhiều khả năng gây vô sinh vĩnh viễn, ngay cả khi tinh hoàn được che chắn bảo vệ trong quá trình xạ.

Xem thêm: Những điều cần biết về xạ trị

Hóa trị

Hóa trị hoạt động bằng cách tiêu diệt các tế bào đang trong quá trình phân chia. Vì các tế bào tinh trùng phân chia rất nhanh nên chúng cũng là mục tiêu dễ bị tổn thương do hóa trị. Sau khi điều trị hóa chất, quá trình sản xuất tinh trùng có thể trở lại bình thường sau một vài năm hoặc đôi khi hoàn toàn không quay trở lại. Vô sinh vĩnh viễn có thể xảy ra nếu tất cả các tế bào gốc sinh tinh bị tổn thương đến mức không còn khả năng tạo ra các tế bào tinh trùng nữa. 

Một số hóa chất có nguy cơ gây vô sinh cao ở nam giới bao gồm:

  • Busulfan
  • Carboplatin
  • Carmustine
  • Chlorambucil
  • Cisplatin
  • Cyclophosphamide
  • Cytarabine
  • Cytosine arabinoside
  • Dactinomycin
  • Doxorubicin
  • Ifosfamide
  • Lomustine
  • Melphalan
  • Nhóm mù tạc Nitơ (Mechlorethamine)
  • Procarbazine
  • Thiotepa
  • Vinblastine
  • Vincristine

Nguy cơ gây vô sinh vĩnh viễn sẽ cao hơn nếu bệnh nhân dùng liều cao hoặc kết hợp xạ trị đồng thời vùng bụng hoặc xương chậu.

Loại hóa chất được sử dụng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của người bệnh

Loại hóa chất được sử dụng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của người bệnh

Các hóa chất khác có nguy cơ gây vô sinh thấp hơn bao gồm:

  • 5-fluorouracil (5-FU)
  • 6-mercaptopurine (6-MP)
  • tế bào
  • Bleomycin
  • Dacarbazine
  • Daunorubicin
  • Epirubicin
  • Etoposide (VP-16)
  • Fludarabine
  • Methotrexat
  • Mitoxantrone
  • Thioguanine (6-TG)

Trước khi tiến hành điều trị bằng bất cứ loại hóa chất nào hãy trao đổi với bác sĩ điều trị về các tác dụng phụ có thể gặp phải bao gồm ảnh hưởng trên cơ quan sinh dục kể cả trước và sau điều trị.

Các phương pháp khác

Các phương pháp điều trị ung thư khác như liệu pháp miễn dịch, điều trị thuốc đích,  liệu pháp hormone hay ghép tủy xương hoặc ghép tế bào gốc đều có thể gây giảm khả năng sinh sản thậm chí là vô sinh cho bệnh nhân. Do đó, điều tiên quyết trước khi bắt đầu cuộc điều trị là phải trao đổi với bác sĩ về thông tin xoay quanh quá trình điều trị, mong muốn và thắc mắc của bản thân để có chuẩn bị sẵn sàng tâm lý cũng như lựa chọn cho mình những hướng đi phù hợp.

Các phương pháp bảo tồn khả năng sinh sản ở nam giới bị ung thư

Lưu trữ tinh trùng

Tinh trùng lấy được từ cơ thể bệnh nhân sẽ được cấp đông để lưu trữ. Đến thời điểm bệnh nhân muốn có con, chúng sẽ được rã đông và thụ tinh nhân tạo. Tinh trùng có thể sẽ được lấy ra từ cơ thể nam giới bằng cách thủ dâm thông thường, dùng điện kích thích dây thần kinh vùng chậu để xuất tinh hoặc bằng phương pháp chọc hút tinh trùng.

Trữ đông tinh trùng là phương pháp rất phổ biến để bảo tồn khả năng sinh sản ở nam giới

Trữ đông tinh trùng là phương pháp rất phổ biến để bảo tồn khả năng sinh sản của nam giới

Che chắn bức xạ

Xạ trị có thể gây vô sinh do phá hủy vĩnh viễn các tế bào gốc của tinh trùng trong tinh hoàn. Tổn thương mô tinh hoàn là điều khó tránh khỏi nếu cần chiếu xạ trực tiếp cả hai tinh hoàn. Khi xạ trị các cơ quan khác trong vùng xương chậu, tia X thường có thể phân tán và gián tiếp dẫn đến tổn thương tinh hoàn.

Phương pháp che chăn bức xạ ở nam giới

Phương pháp che chắn bức xạ ở nam giới

Che chắn bức xạ là dùng một tấm chì dày để che chắn, bảo vệ tinh hoàn khỏi tia xạ. Nếu bức xạ nhắm vào một tinh hoàn, tinh hoàn còn lại nên được che chắn nếu có thể. Một số bé trai mắc bệnh bạch cầu cần xạ trị trực tiếp vào cả hai tinh hoàn để tiêu diệt các tế bào ung thư thì việc che chắn là điều không thể. Chi phí cho phương pháp này cũng nằm trong gói điều trị của bệnh nhân.

 

Có thể bạn quan tâm: , , ,

Cảm ơn bạn đã quan tâm tới sản phẩm TPBVSK Vietlife Antican VNM. Bạn vui lòng để lại số điện thoại và họ tên để Chuyên viên tư vấn gọi điện lại cho bạn trong vòng 24h

Ý kiến của bạn

x

Thông tin đơn đặt hàng

Để đặt mua hàng, các bạn vui lòng điền đầy đủ thông tin vào ô bên dưới. Chúng tôi sẽ gọi điện lại để xác nhận đơn hàng trong thời gian sớm nhất

  • Nội thành phí ship 30.000 VNĐ. Ngoại thành phí ship 50.000 VNĐ.
  • Đơn hàng trên 600.000 VNĐ FREE SHIP toàn quốc.
   
VNĐ
Hỗ trợ trực tuyến