Hóa trị là một trong ba phương pháp điều trị ung thư chính hiện nay. Bên cạnh việc cho hiệu quả điều trị cao, dự phòng di căn và tái phát, hóa trị cũng gây ra rất nhiều tác dụng phụ như mệt mỏi, rụng tóc, buồn nôn, nôn,…Vậy làm cách nào để khắc phục những tác dụng phụ trên, hãy cùng Antican tìm hiểu nhé!
1. Tập thể dục giúp giảm bớt mệt mỏi
Mệt mỏi là tác dụng phụ hay gặp nhất của hóa trị. Mệt mỏi do hóa trị gây ra mang tính chu kỳ. Bệnh nhân thường mệt mỏi nhất vào những ngày sau khi dùng hóa chất và giảm dần cho đến những lần điều trị tiếp theo.
Một trong những cách tốt nhất để giảm bớt mệt mỏi là tập thể dục. Không nhất thiết là phải tập thể dục nặng hoặc đến phòng tập, chỉ cần đi dạo cũng rất hữu ích. Bên cạnh đó, theo Hiệp hội Ung thư Hoa kỳ (ACS), bệnh nhân nên ngủ trưa, tuân thủ chu kỳ ngủ – thức đều đặn, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là protein và uống đủ 8 – 10 ly nước một ngày.
2. Dùng thuốc để giảm buồn nôn, nôn
Hầu như bất cứ bệnh nhân hóa trị nào cũng gặp phải tác dụng phụ buồn nôn, nôn. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc chống nôn có thể sử dụng. Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể ăn thành nhiều bữa nhỏ thay vì ăn 3 bữa lớn một ngày. Tránh ăn thức ăn cay, nhiều dầu mỡ và không nên nằm trong khoảng một giờ sau khi ăn. Theo ACS, đọc sách, nghe nhạc, ngồi thiền hoặc châm cứu có thể giúp bệnh nhân giảm nôn, buồn nôn.
3. Dùng mũ làm lạnh để giảm rụng tóc
Hóa chất tác động đến các chu kỳ phân chia của tế bào, do đó, tế bào nào phân chia càng nhanh thì càng chịu nhiều ảnh hưởng. Tế bào ung thư là những tế bào phân chia với tốc độ tính theo hàm mũ Logarit nên chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Bên cạnh đó, những tế bào ung thư khác có tốc độ phân chia nhanh như da, tóc cũng chịu ảnh hưởng nặng nề. Cụ thể là bệnh nhân sẽ rụng tóc và sạm da sau một thời gian dùng hóa chất.
Mũ làm lạnh là biện pháp mới giúp giảm nguy cơ rụng tóc, thư giãn da đầu cho bệnh nhân. Trong vòng 5h sau hóa trị, bệnh nhân được sử dụng một chiếc mũ làm lạnh với cơ chế làm giảm nhiệt độ da đầu, thắt các mạch máu tại da đầu để làm giảm lượng hóa chất theo máu đến nang tóc.
Bên cạnh đó, bạn nên sử dụng lược răng thưa để chải tóc thay vì lược dày, tránh buộc tóc đuôi ngựa, tránh dùng máy sấy hay tạo kiểu bằng các máy làm tóc.
4. Ngậm đá lạnh giúp giảm nguy cơ viêm loét niêm mạc miệng
Một nghiên cứu công bố năm 2019 cho thấy, những bệnh nhân ngậm đá lạnh trong quá trình dùng hóa chất có tỉ lệ viêm niêm mạc miệng ít hơn so với những bệnh nhân không sử dụng gì.
Ngoài ra, bệnh nhân có thể súc miệng sau ăn và trước khi đi ngủ với dung dịch nước muối loãng, dung dịch baking soda hoặc sử dụng hỗn dịch Antican để mang lại hiệu quả ngừa viêm loét và phục hồi tổn thương cao nhất.
Trong trường hợp viêm loét miệng gây đau nhiều, ảnh hưởng lớn đến ăn uống và cuộc sống, bệnh nhân cần phản hồi với bác sĩ để được sử dụng thêm thuốc giảm đau hoặc thuốc bôi tại chỗ thích hợp.
5. Rửa tay thường xuyên để tránh nhiễm khuẩn
Hóa trị có thể giảm miễn dịch của cơ thể do chúng ức chế tế bào bạch cầu do tủy xương tạo ra. Bạch cầu đóng vai trò quan trọng trong việc chống lại các dị nguyên xâm nhập vào cơ thể như vi khuẩn, virus. Ăn uống thiếu chất, ngủ không đủ giấc cũng ảnh hưởng đến miễn dịch trong quá trình hóa trị.
Theo ACS, hãy rửa tay thật sạch trước và sau khi ăn cũng như trước khi chạm vào mắt, mũi, miệng và luôn mang theo dung dịch rửa tay bên mình để vệ sinh khi cần thiết. Giảm bớt nguy cơ gây nhiễm khuẩn trong thời gian điều trị sẽ giảm bớt gánh nặng cho hệ miễn dịch trong thời gian này.
6. Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, ngủ đủ giấc
Dinh dưỡng đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình điều trị của bệnh nhân. Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, ngủ đủ giấc giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, giảm mệt mỏi, phục hồi thể lực cho bệnh nhân. Bệnh nhân nên chú trọng ăn đầy đủ chất các nhóm chất dinh dưỡng đặc biệt là protein, chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ hoặc thêm nước sốt, nước hầm để làm tăng tính hấp dẫn cho món ăn, kích thích ăn ngon miệng.