Xét nghiệm ung thư vòm họng – khi nào nên thực hiện

Hiện nay, bệnh ung thư vòm họng có tỷ lệ mắc cao đứng đầu trong số các bệnh ung thư thường gặp vùng đầu và cổ. Các triệu chứng của bệnh ở giai đoạn đầu rất dễ nhầm tưởng với các bệnh khác chính vì thế câu hỏi đặt ra là Xét nghiệm ung thư vòm họng – khi nào nên thực hiện là vấn đề mà nhiều người quan tâm.

Tỉ lệ phát bệnh ung thư vòm họng có sự khác biệt ở từng chủng tộc, dễ gặp ở người da vàng (Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan, Việt Nam, Philippines…), ít gặp ở người da trắng. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, đặc biệt ở độ tuổi 30 – 50. Xét nghiệm ung thư vòm họng giúp phát hiện bệnh sớm sẽ làm tăng khả năng điều trị khỏi bệnh cho bệnh nhân. 

Ung thư vòm họng giai đoạn đầu không có biểu hiện rõ ràng

Ung thư vòm họng là gì?

Ung thư vòm họng còn gọi là ung thư biểu mô vòm họng (NPC) là bệnh ung thư phát sinh từ các tế bào vòm họng (phần cao nhất của hầu họng, ngay phía sau mũi). Đây là bệnh ung thư chiếm tỷ lệ cao nhất và đáng nghi ngại nhất trong các loại ung thư vùng đầu – mặt – cổ; đứng thứ 4 trong nhóm 6 loại ung thư phổ biến nhất ở Việt Nam, chiếm tỷ lệ 10 – 12% số bệnh nhân ung thư trong nước.

Bệnh hiếm gặp với người da trắng nhưng lại phổ biến ở người da vàng. Đặc biệt ở Trung Quốc và các nước Đông Nam Á với tỷ lệ mắc bệnh là 20 – 30/ 100.000 người.

Giai đoạn đầu các triệu chứng thường không rõ ràng, dễ nhầm lẫn với các biểu hiện bệnh hô hấp lành tính khác. 

Ung thư vòm họng thường diễn biến theo 4 giai đoạn: 

  • Giai đoạn 1: Không có biểu hiện rõ ràng, khó phát hiện. Khối u vẫn khu trú tại khu vực vòm họng, kích thước nhỏ. Dây thanh âm vẫn di chuyển bình thường. 
  • Giai đoạn 2: Khối u có kích thước lớn hơn, phát triển sâu hơn nhưng vẫn khu trú tại vòm họng. Dây thanh âm vẫn di chuyển bình thường.
  • Giai đoạn 3: Khối u có kích thước rất lớn, có thể chèn ép khiến dây thanh không thể di chuyển. Hoặc khối u có thể có kích thước nhỏ hoặc lớn nhưng tế bào ung thư đã có mặt tại hạch bạch huyết.
  • Giai đoạn 4: Ung thư di căn đến môi, miệng, phá hủy các hạch bạch huyết.

Những ai có nguy cơ cao mắc ung thư vòm họng

Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh ung thư vòm họng cao cần xét nghiệm ung thư vòm họng là:

  • Có tiền sử người thân trong gia đình (cha/mẹ/anh chị em) bị ung thư vòm họng
  • Thường xuyên tiếp xúc với khói bụi, hóa chất, tia phóng xạ, cao su, nhựa tổng hợp…
  • Ăn nhiều cá muối, thức ăn lên men như đồ muối chua, thịt hun khói…
  • Hút thuốc lá, uống nhiều bia rượu, sử dụng chất kích thích.
  • Người nhiễm virus Epstein-Barr: Virus Epstein-Barr thuộc nhóm virus Herpes: gen (ADN) của Epstein-Barr có trong tế bào ung thư vòm họng. 

Hút thuốc lá – một trong những nguyên nhân dẫn đến ung thư vòm họng

Dấu hiệu ung thư vòm họng:

Nếu có những triệu chứng sau, bạn nên đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế đáng tin cậy để thực hiện các xét nghiệm ung thư vòm họng:

– Đầu đau nhức âm ỉ.

– Ù tai: có thể ù liên tục 1 bên, tình trạng này ngày càng tăng. Mất, suy giảm thính lực nặng. Tai thường xuyên bị nhiễm trùng.

– Tình trạng nghẹt mũi: hỉ mũi có máu hoặc chảy máu cam thường xuyên.

– Cổ nổi hạch, thường gặp nhất là hạch góc hàm, lúc đầu nhỏ sau to, không đau. Khi vào giai đoạn cuối, hạch to gây lở loét và rất đau.

– Dây thần kinh bị liệt: tê mặt, liệt lưỡi, lác mắt, sụp mi, nhìn gì cũng như phân đôi ra…. nếu muộn hơn có thể nuốt sặc.

– Phát hiện có máu trong nước bọt. Khó thở hoặc khó nói, khó nuốt khi ăn.

– Xuất hiện các triệu chứng như đau đầu, ù tai, các bệnh nội khoa về thần kinh mạch máu, các bệnh tai mũi họng.

Nếu nhận thấy có những biểu hiện bất thường ở họng cần đi khám ngay

 Các phương pháp xét nghiệm ung thư vòm họng

Để chẩn đoán, sàng lọc bệnh ung thư vòm họng, cần tầm soát xét nghiệm ung thư vòm họng 6 tháng/ lần. Dưới đây là các phương pháp xét nghiệm ung thư vòm họng phổ biến:

  1. Nội soi thanh quản gián tiếp: Các ống được di chuyển qua mũi và cổ họng cho phép bác sĩ nhìn thấy bất kỳ tổn thương ẩn nào trong mũi và cổ họng.
  2. Xét nghiệm hình ảnh: Giúp xác đinh mức độ xam lấn và các giai đoạn của ung thư vòm họng.  Xét nghiệm hình ảnh có thể bao gồm: chụp quét cắt lớp điện toán (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI), chụp xạ hình cắt lớp bằng bức xạ positron (PET) và X – quang.
  3. Sinh thiết tế bào: được chỉ định khi có nghĩ ngờ di căn hạch cổ. Bác sĩ có thể lấy đi một mảnh nhỏ mô khối u để phân tích giải phẫu tế bào.
  4. Xét nghiệm huyết thanh: Thử các phản ứng huyết thanh IgA/VCA; IgA/EA; IgA/EBNA trước, trong và sau điều trị để đánh giá tiên lượng bệnh.

Sau khi thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu cần thiết, các bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán bệnh. Ung thư vòm họng sẽ được đánh giá theo các giai đoạn để lựa chọn phương pháp điều trị.

Nói tóm lại, câu hỏi xét nghiệm ung thư vòm họng – khi nào nên thực hiện? Bài viết trên đã phần nào giái đáp giúp bạn đọc đồng thời cũng chỉ ra cho bạn đọc phương pháp xét nghiệm ung thư vòm họng nào là an toàn. Nếu có bất kì thắc mắc thêm về các triệu chứng ung thư vòm họng, bạn đóc có thể liên hệ số Hotline 0911241022 để được chuyên gia giải đáp!

 

Có Thể Bạn Quan Tâm: ung thu vòm họngnhung dau hieu ung thu vom hongtrieu chung ung thu da day, ung thư vú, ung thư vú và dấu hiệu nhận biết

Có thể bạn quan tâm: ,

Cảm ơn bạn đã quan tâm tới sản phẩm TPBVSK Vietlife Antican VNM. Bạn vui lòng để lại số điện thoại và họ tên để Chuyên viên tư vấn gọi điện lại cho bạn trong vòng 24h

Ý kiến của bạn

x

Thông tin đơn đặt hàng

Để đặt mua hàng, các bạn vui lòng điền đầy đủ thông tin vào ô bên dưới. Chúng tôi sẽ gọi điện lại để xác nhận đơn hàng trong thời gian sớm nhất

  • Nội thành phí ship 30.000 VNĐ. Ngoại thành phí ship 50.000 VNĐ.
  • Đơn hàng trên 600.000 VNĐ FREE SHIP toàn quốc.
   
VNĐ
Hỗ trợ trực tuyến