Rất nhiều người bệnh ung thư truyền tai nhau phải kiêng hoàn toàn thịt có nguồn gốc từ động vật như lợn, gà, trâu, bò… Vậy kiêng không ăn thịt là đúng hay sai?
Nhiều bệnh nhân ung thư khi biết mình bị bệnh đã “bỏ đói” cơ thể bằng cách kiêng triệt để, không ăn các loại thịt có nguồn gốc động vật. Họ quan niệm rằng thịt (đặc biệt thịt đỏ) tạo nên môi trường axit, tạo điều kiện thuận lợi cho tế bào u ác tính phát triển. Người bệnh ung thư có nên ăn thịt hay không?
Người bệnh ung thư có nên ăn thịt?
Theo Cơ quan Nghiên cứu Bệnh Ung thư Quốc tế (IARC: International Association for Research on Cancer) nhận định thịt đỏ có mối liên hệ với ung thư:
– Thịt là phần cơ nạc (thường được gọi là thịt nạc) của các loài động vật gồm thịt gia cầm: gà, vịt, ngan, ngỗng…, thịt gia súc: trâu, bò, bê, lợn, cừu…
– Các loại thịt chế biến sẵn gồm có: thịt đóng hộp, thịt đông lạnh, thịt sấy khô, thịt hun khói, thịt ủ lên men… gồm pa-tê (pâté), lạp xưởng, xúc xích, thịt giăm–bông (jambon), thịt bò khô, lợn khô…
– Nếu lượng thịt trong mỗi bữa ăn càng cao thì khả năng mắc bệnh ung thư càng lớn. Theo tổ chức AIRC, mỗi ngày tiêu thụ trên 500 gram thịt sẽ làm tăng nguy cơ gặp các bệnh ung thư. Một con số khá cao.
– Tuy nhiên, tổ chức IARC nhấn mạnh chưa có đủ dữ liệu thông tin để khẳng định việc ăn thịt gây ung thư. Vì thịt cung cấp đạm (protein) – một trong những nguồn năng lượng chính nuôi cơ thể. Nếu không cung cấp đủ đạm trong bữa ăn hàng ngày, cơ thể không tiếp nhận đủ chất dinh dưỡng chuyển hóa thành năng lượng, nhiệt lượng trong hoạt động hàng ngày. Điều đó khiến cơ thể suy nhược dần, bệnh còn phát triển nhanh hơn do giảm sức đề kháng, người bệnh mất khả năng chống chọi với bệnh, nhất là khi đang hóa trị – xạ trị.
Theo các thống kê cho thấy 90% người bệnh ung thư chết do cơ thể bị suy kiệt, không có sức chống đỡ với các liệu trình hóa trị – xạ trị trước khi các khối u ác tính xâm lấn (di căn). Do đó, cần bổ sung thịt vào các bữa ăn hàng ngày của người bệnh để cân bằng dinh dưỡng cho họ.
Giải đáp cho câu hỏi: “Bệnh nhân ung thư có nên ăn thịt hay không?” là CÓ, NÊN ĂN VÀ CẦN PHẢI ĂN nhưng với liều lượng nhất định.
Nếu có thể ăn, bệnh nhân nên ăn bao nhiêu thịt mỗi ngày?
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo người trưởng thành (trên 18 tuổi) nên ăn dưới 50 gram thịt mỗi ngày mà thôi. Cần phải tránh xa các sản phẩm thịt chế biến sẵn. Người bệnh ung thư có thể ăn thịt với lượng phụ thuộc vào cân nặng của người đó: 1 cân nặng (1 kilogram) cần 35 kcalo, tương đương 1,5 gram thịt.
Để thay đổi khẩu phần ăn, người bệnh có thể thay các loại thịt khác nhau, giảm bớt sự “ngán ăn”, nhạt mồm nhạt miệng do tác dụng phụ của các phương pháp điều trị ung thư. Các chuyên gia chỉ ra rằng ngoài đạm, thịt từ động vật, các loại cá, hải sản… còn rất giàu chất dinh dưỡng như sắt, kẽm, selenium, các loại vitamin như B6, B12, D và Omega-3, Omega-6.
Ngoài ra, có thể thay thế thịt bằng trứng, sữa chứa đạm hoặc thực phẩm có nguồn gốc thực vật như các loại hạt đậu, rau xanh, gạo lứt, mì, khoai sắn… Đây đều là loại rau củ giàu protein, giàu năng lượng, tăng sức đề kháng cho người bệnh ung thư, giúp cơ thể của họ mau lành các tổn thương do hóa trị, xạ trị, phẫu thuật gây ra. Tuyệt đối không ăn đồ đông lạnh, thực phẩm chế biến sẵn, các chất kích thích, đồ uống có cồn, gas.
Để đảm bảo sức khỏe, nâng cao thể trạng, người bệnh ung thư cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, trong đó có thịt trong khẩu phần ăn hàng ngày.
Vietlife Antican hỗ trợ bệnh nhân Ung thư tăng cường thể trạng, vượt qua tác động của hóa xạ trị
Vietlife Antican là sản phẩm chứa phức hệ dược liệu Nano được bào chế theo công nghệ Nano NDN của GS.TS Nguyễn Đức Nghĩa. Chế phẩm Vietlife Antican bao gồm Nano Curcumin NDN, Nano Gingerol NDN và Nano Rutin NDN. Phức hệ Nano NDN giúp tối ưu khả năng hấp thu của các hoạt chất, tăng sinh khả dụng và chủ động đưa hoạt chất hướng tới các tế bào ung thư mà không gây hại đến các tế bào lành.
Trong nghiên cứu được tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, PGS.TS. Đỗ Thị Thảo tiến hành thử nghiệm hiểu quả giảm độc tính, chống gốc tự do, tăng cường miễn dịch và kháng u.
PGS.TS. Đỗ Thị Thảo nhấn mạnh, chế phẩm có ba khả năng nổi trội là:
1) Hoạt tính kháng U, ở liều cao có khả năng ức chế tới 50% khối U;
2) Tăng cường hoạt tính của thuốc trong hóa trị khối U;
3) Giảm độc tính hóa xạ trị, chống oxy hóa, chống gốc tự do.
Tham khảm thông tin sản phẩm Vietlife Antican tại đây