Tác dụng phụ của hóa trị ung thư & cách khắc phục

Hóa trị là phương pháp điều trị bệnh ung thư bằng hóa chất rất phổ biến hiện nay. Đặc biệt hóa trị được ưu tiên sử dụng ở giai đoạn bệnh lan rộng và di căn. Tuy nhiên, tác dụng phụ của hóa trị liệu ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của bệnh nhân.

 Vì sao hóa trị ung thư có tác dụng phụ?

Để tiêu diệt các tế bào ác tính (ung thư), người bệnh phải chịu truyền những liều hóa chất cực kì độc hại vào cơ thể. Các loại hóa chất này gồm thuốc hooc – môn, các loại thuốc miễn dịch, thuốc đặc trị có tính trúng đích… Trong quá trình đi vào cơ thể tới các bộ phận có tế bào ung thư, những loại hóa chất này đồng thời tiêu diệt luôn các tế bào lành tính trên đường đi của chúng. Từ đó tạo ra các tác động không tốt: Tác dụng phụ của hóa trị liệu.

Tác dụng phụ của hóa trị có thể dẫn tới mệt mỏi, suy nhược cơ thể

Tác dụng phụ của hóa trị có thể dẫn tới mệt mỏi, suy nhược cơ thể

Các tác dụng phụ của hóa trị ung thư lên người bệnh

Tùy thuộc vào loại thuốc điều trị, liều lượng sử dụng, phác đồ chữa trị, lứa tuổi của bệnh nhân và tình trạng sức khỏe của họ, tác dụng phụ của hóa trị lên mỗi người bệnh cũng khác nhau. Không phải bệnh nhân nào cũng chịu phản ứng phụ của thuốc giống nhau.

Cùng tìm hiểu các tác dụng phụ của hóa trị lên người bệnh và cách khắc phục.

  1. Cảm giác mệt mỏi, khó chịu:

* Triệu chứng:

Mệt mỏi là tác dụng phụ hầu như bệnh nhân điều trị bằng phương pháp này đều gặp phải. Có người chỉ cảm thấy choáng váng, chóng mặt; có người lại bị mệt mỏi lâu dài, suy nhược cơ thể, không thể làm được việc gì khác.

Các triệu chứng thường gặp: mệt mỏi, căng thẳng, trầm cảm, đau đớn, chán nản, thiếu máu (gây hoa mắt, chóng mặt, chảy máu cam)… 

* Cách khắc phục:

– Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng mệt mỏi của bạn để chẩn đoán nguyên nhân gây ra các tình trạng này và cho bạn sử dụng thuốc phù hợp để điều trị các triệu chứng trên.

– Bạn có thể tự khắc phục mệt mỏi bằng cách:

  •       Khi làm việc gì thấy mệt thì cần người khác giúp đỡ ngay.
  •       Lịch làm việc, sinh hoạt khoa học, trong khả năng cho phép, không làm những việc quá nặng nhọc.
  •       Vận động, chơi thể thao nhẹ nhàng, điều độ phù hợp với sức khỏe của bạn.
  •       Chú ý thời gian uống thuốc và ngủ nghỉ phải đều đặn.
Buồn nôn và nôn là một trong số tác dụng phụ của hóa trị ung thư phổ biến

Buồn nôn và nôn là một trong số tác dụng phụ của hóa trị ung thư phổ biến

  1. Buồn nôn và nôn do tác dụng phụ của hóa trị:

Các triệu chứng buồn nôn (ói) và nôn mửa là tác dụng phụ của hóa trị thường xuyên xảy ra trong quá trình điều trị bệnh. Nếu không phòng ngừa các triệu chứng này trước thì khi bị nôn rồi sẽ rất khó kiểm soát. 

* Cách khắc phục:

– Bác sĩ sẽ kê cho bạn thuốc trị buồn nôn phù hợp với tình trạng bệnh và loại thuốc hóa trị bạn đang dùng. Bạn cũng có thể thử nhiều loại thuốc chống nôn khác trước khi tìm được loại thích hợp hoặc kết hợp nhiều loại thuốc chống nôn.

– Các loại thuốc điều trị: thuốc kháng receptor Serotonin 5HT3 như Setron (Ondansetron, Granisetron, Palonosetron), Benzamide (Metoclopramide), Corticosteroid (Dexamethasone)…

– Chia ra nhiều bữa ăn nhỏ, cách nhau khoảng 2 – 3 giờ/ bữa.

– Tăng cường uống nước/ nước ép trái cây/ sữa, cách mỗi bữa ăn 1 giờ, không nên vừa ăn vừa uống.

– Theo dõi tình trạng cơ thể để bổ sung bữa ăn nhẹ trước hoặc sau khi hóa trị do có người có cảm giác buồn nôn khi no bụng, có người lại đỡ buồn nôn khi bụng đói trong quá trình hóa trị liệu.

  1. Tác dụng phụ của hóa trị gây rụng tóc:

– Các lớp biểu bì và phần phụ của da (nang lông, móng tay, móng chân, tóc…) rất dễ chịu tác dụng phụ của hóa trị do có đặc tính sinh trưởng nhanh.

– Biểu hiện thường gặp: Rụng tóc. Sau 3 – 6 tháng hóa trị tóc sẽ mọc lại.

Buồn nôn và nôn là một trong số tác dụng phụ của hóa trị ung thư phổ biến

Buồn nôn và nôn là một trong số tác dụng phụ của hóa trị ung thư phổ biến

* Cách khắc phục:

– Đội tóc giả: trong thời gian tóc rụng, lựa chọn một bộ tóc giả (có rất nhiều kiểu tóc phù hợp với khuôn mặt) là ưu tiên của nhiều bệnh nhân.

– Trước khi hóa trị, người bệnh nên cắt tóc ngắn hoặc cạo trọc (nếu muốn tóc mọc lại được đều hơn).

– Giữ da đầu, tóc sạch sẽ bằng cách dùng các sản phẩm chăm sóc da đầu có nguồn gốc tự nhiên; sử dụng khăn bông mềm để lau khô tóc.

– Chải tóc bằng các loại lược cứng, răng thưa để đỡ kéo tóc nhiều, hạn chế rụng tóc.

  1. Giảm thiểu thiếu máu do tác dụng phụ của hóa trị liệu:

Một tác dụng phụ của hóa trị liệu khác thường gặp là hội chứng Thiếu máu:

– Thiếu Hồng cầu: thiếu Oxy và các chất dinh dưỡng tới các cơ quan trong cơ thể. Bệnh nhân sẽ cảm thấy mệt mỏi, khó thở, đau đầu, mất ngủ, da tái, nhợt nhạt… nếu nặng thì sẽ thấy hoa mắt, chóng mặt, lạnh tay chân; thường xảy ra sau các đợt hóa trị liệu.

– Thiếu Bạch cầu: giảm hệ miễn dịch bảo vệ cơ thể, gây nhiễm trùng nặng, nguy hiểm tới tính mạng.

– Thiếu Tiểu cầu: giảm khả năng chống đông máu, dẫn tới tình trạng xuất huyết dưới da, nội tạng. Biểu hiện: chảy máu cam, bầm tím, xuất hiện nốt hoặc mảng xuất huyết dưới da, nôn ra máu, đi ngoài phân đen (máu tươi), kinh nguyệt kéo dài…

* Cách khắc phục:

– Thiếu Hồng cầu:

  •       Bác sĩ kê bổ sung thêm sắt, Vitamin B12 hoặc acid folic, thuốc kích thích tế bào gốc sinh máu vạn năng ở tủy xương: Epoetin Alfa (Eprex, Epogen, Procrit) hoặc Darbepoetin Alfa (Aranesp).
  •       Truyền máu nếu cần thiết.
  •       Bổ sung: thực phẩm giàu Sắt như thịt đỏ, các loại hạt ngũ cốc, bông cải xanh, đậu.

– Thiếu Bạch cầu:

  •       Dùng kháng sinh mạnh, truyền TM như Carbapenem (Imipenem, Meropenem), Piperacillin – Tazobactam, Cefepime.
  •       Thuốc kích thích tăng trưởng bạch cầu (Filgrastim)
  •       Sau khi hóa trị liệu, luôn kiểm tra mức giảm bạch cầu trong máu trong 10 – 14 ngày.
  •       Tái khám nếu sốt trên 38,5 độ C hoặc các triệu chứng khác.

– Thiếu Tiểu cầu:

  •       Bác sĩ sẽ chỉ định giãn thời gian nghỉ giữa 2 đợt hóa trị hoặc giảm bớt liều thuốc hóa trị.
  •       Dùng thuốc ngăn giảm tiểu cầu: Oprelvekin (Neumega).
  •       Truyền tiểu cầu nếu cần.
  •       Tránh dùng vật sắc nhọn: dao, kéo, tăm xỉa răng… Rửa tay bằng xà phòng, nước sạch.
  •       Vận động thể dục thể thao nhẹ nhàng.
  •       Ăn thức ăn nấu chín.
  •       Sát khuẩn vết thương, hỏi ý kiến bác sĩ nếu phải tiêm vacxin.
  1. Tác dụng phụ của hóa trị gây táo bón, tiêu chảy:

– Niêm mạc ruột do hóa trị làm suy yếu chức năng loại bỏ chất thải của đại tràng gây táo bón.

– Nếu tế bào niêm mạc bị tiêu diệt, gây mất khả năng hấp thu dịch và chất dinh dưỡng gây tiêu chảy.

* Cách khắc phục:

– Táo bón:

  •       Ăn nhiều chất xơ như rau, củ quả… chống táo bón, nhuận tràng, mềm phân, kích thích đi vệ sinh.
  •       Uống nhiều nước: thanh lọc cơ thể, làm sạch ruột, tăng khả năng hấp thu thức ăn, làm mềm phân. Nên uống 6 – 8 cốc nước/ ngày.
  •       Vận động nhẹ: giúp nội tạng chuyển động, cải thiện chức năng của ruột, tăng lực thành ruột, tăng tiết muối magie vào ruột, phục hồi chức năng tiêu tháo ruột.
  •       Dùng thuốc nhuận tràng: Với các cơ chế cơ học, kích thích, làm trơn, thẩm thấu, thuốc khắc phục tình trạng táo bón. Bệnh nhân cần hỏi ý kiến bác sĩ khi dùng.

– Tiêu chảy:

  •       Chia nhiều bữa ăn nhỏ, ít chất xơ, dễ tiêu hóa: chuối, khoai tây, bánh mì trắng…
  •       Hạn chế ăn nhiều thực phẩm chứa chất xơ, đồ cay nóng, dầu mỡ, chất kích thích.
  •       Uống nhiều nước lọc, nước ép, nước điện giải.
  •       Thuốc trị tiêu chảy khi hóa trị: Diphenoxylate và Atropine (Lomotil), Loperamide (Imodium) theo chỉ định của bác sĩ.
Loét miệng và họng là những tác dụng phụ khi hóa trị

Loét miệng và họng là những tác dụng phụ khi hóa trị

6.Tác dụng phụ của hóa trị gây loét miệng, loét họng:

Loét miệng, loét họng gây đau đớn, khó ăn, khó thở hoặc nuốt, dẫn tới giảm cân, mất nước, nhiễm trùng khoang miệng.

* Cách khắc phục:

– Sử dụng đèn pin kiểm tra miệng 2 lần/ ngày để phát hiện vết loét, giảm tác dụng phụ của hóa trị.

– Chọn thực phẩm mềm, ẩm, dễ nhai, nuốt; không ăn đồ khô, cứng, giòn, dính; hạn chế đồ chua, cay, mặn gây loét thêm.

– Giữ sạch miệng: đánh răng bằng bàn chải lông mềm hoặc gạc mềm. Không dùng tăm xỉa răng, dùng chỉ nha khoa, tránh vị trị chảy máu.

– Khi ăn cần nhai kĩ, dùng thuốc giảm đau khi ăn khoảng 30 phút để ăn dễ hơn. Có thể bôi gel gây tê lên vết loét miệng như Benzocaine (Anbesol, Orajel).

– Giữ miệng ẩm: giảm đau do loét miệng, họng, uống 1,5 – 2 lít nước/ ngày, nhai kẹo cao su loại không đường làm ẩm miệng.

Có rất nhiều tác dụng phụ của hóa trị ung thư ảnh hưởng đến người bệnh ung thư theo nhiều mức từ nhẹ tới nặng. Tuy nhiên bạn vẫn có cách khắc phục và hạn chế các tác dụng phụ này. Sử dụng kết hợp Vietlife Antican hỗ trợ phòng và điều trị bệnh ung thư cũng như các tác dụng phụ trên giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh. Liên hệ ngay 0911 241 022 nếu có những thắc mắc cần giải đáp.

 

Có Thể Bạn Quan Tâm: ung thu vòm họngnhung dau hieu ung thu vom hongtrieu chung ung thu da day, ung thư vú, ung thư vú và dấu hiệu nhận biết, ,

Có thể bạn quan tâm: , ,

Cảm ơn bạn đã quan tâm tới sản phẩm TPBVSK Vietlife Antican VNM. Bạn vui lòng để lại số điện thoại và họ tên để Chuyên viên tư vấn gọi điện lại cho bạn trong vòng 24h

Ý kiến của bạn

x

Thông tin đơn đặt hàng

Để đặt mua hàng, các bạn vui lòng điền đầy đủ thông tin vào ô bên dưới. Chúng tôi sẽ gọi điện lại để xác nhận đơn hàng trong thời gian sớm nhất

  • Nội thành phí ship 30.000 VNĐ. Ngoại thành phí ship 50.000 VNĐ.
  • Đơn hàng trên 600.000 VNĐ FREE SHIP toàn quốc.
   
VNĐ
Hỗ trợ trực tuyến