Một trong những phương pháp được sử dụng phổ biến để điều trị bệnh ung thư là xạ trị. Xạ trị là phương pháp sử dụng các tia phóng xạ liều cao để tiêu diệt các khối ung bướu. Tuy nhiên, khi nào cần tiến hành xạ trị ung thư là cậu hỏi mà nhiều người khi bị bệnh rất quan tâm.
Xạ trị ung thư là gì?
Một trong những căn bệnh nguy hiểm cướp đi sinh mạng hàng nghìn người trên toàn thế giới là ung thư. Bệnh khó điều trị do các tế bào ác tính phát triển nhanh, có khả năng xâm lấn (di căn) tới những vùng quanh, làm mất chức năng của các cơ quan trong cơ thể dẫn tới tử vong.
Y học hiện đại đã tìm ra phương pháp xạ trị ung thư để tiêu diệt các khối u bên cạnh phẫu thuật, hóa trị… nhằm làm giảm kích thước khối u, ngăn chặn sự hình thành và phát triển bệnh. Bằng việc sử dụng các tia X – quang, tia Gamma, tia proton… phá hỏng cấu trúc các khối u, tiêu diệt tế bào ác tính, ngăn chặn sự hình thành mới các khối u.
Xạ trị có thể sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp với phương pháp phẫu thuật hoặc hóa trị trong phác đồ điều trị ung thư tùy theo loại bệnh ung thư và tình hình bệnh cũng như thể trạng của người bệnh.
Có 3 phương pháp xạ trị:
– Xạ trị chiếu ngoài: dùng tia xạ từ máy nằm ngoài cơ thể, chiếu vào vùng có khối u, phát ra bởi máy gia tốc tuyến tính.
– Xạ trị áp sát: Tia phóng xạ đặt vào trong khối u hoặc khoang của cơ thể gần khối u.
– Xạ trị chuyển hóa: Dùng chất phóng xạ đưa vào cơ thể bằng cách uống hoặc tiêm tĩnh mạch.
Tác dụng của xạ trị ung thư
Phương pháp xạ trị để điều trị ung thư có tác dụng rất hiệu quả trong những giai đoạn đầu, ở giai đoạn muộn thì xạ trị giúp hạn chế khối u ngừng phát triển về kích thước, tăng thêm được thời gian sống cho người bệnh, bớt đau đớn cho bệnh nhân. Cụ thể:
– Giai đoạn 1, 2: bức xạ Ion hóa giúp điều trị ung thư giống như phẫu thuật: loại bỏ được hoàn toàn khối u mà còn ít gây đau đớn, tổn thương chức năng cơ quan bị ung thư và vùng mô xung quanh.
– Tia xạ có thể điều trị được một số bệnh mà các phương pháp khác không có khả năng can thiệp hoặc can thiệp làm ảnh hưởng nặng nề, hoặc làm mất chức năng tổ chức lành xung quanh (như ung thư vòm họng).
– Dùng trong một số trường hợp mà các phương pháp khác không còn khả năng làm được như: giảm đau (trong di căn cột sống, xương…), giảm chèn ép do khối u quá lớn, cầm máu.
– Không gây độc toàn thân, không gây nên những biến chứng cấp tính đe doạ tính mạng của người bệnh.
Tuy nhiên, khi nào cần xạ trị ung thư còn phụ thuộc vào:
– Loại bệnh ung thư.
– Kích thước của khối u.
– Khoảng cách từ khối u tới vùng, cơ quan nhạy cảm với tia bức xạ.
– Tình hình sức khỏe của người bệnh.
– Tuổi tác của bệnh nhân.
– Phác đồ điều trị ung thư mà bác sĩ đưa ra cho bạn.
Khi nào cần xạ trị ung thư để đạt hiệu quả tốt nhất?
Mục tiêu phương pháp xạ trị ung thư là điều trị khỏi (giai đoạn đầu) hoặc làm giảm nhẹ bệnh ung thư (giai đoạn 3 và 4).
- Xạ trị chữa khỏi bệnh ở giai đoạn sớm – giai đoạn 1 của bệnh: như ung thư vòm họng, ung thư cổ tử cung (có thể không cần phẫu thuật).
- Xạ trị ung thư ở giai đoạn 2 và đầu giai đoạn 3: ung thư vòm họng, gan, phổi, máu, tiền liệt tuyến, xương, cổ tử cung, trực tràng, tuyến giáp, dạ dày, đại tràng, thực quản, trực tràng, phổi… Xạ trị ở những giai đoạn này có thể kết hợp với phẫu thuật hoặc hóa trị để thu nhỏ khối u hoặc dọn dẹp các tế bào ác tính còn sót lại sau khi sử dụng các phương pháp trên.
- Xạ trị ung thư ở giai đoạn cuối giai đoạn 3 và giai đoạn 4 (di căn hay xâm lấn): kiểm soát bệnh và làm giảm nhẹ tình trạng bệnh, ngăn ngừa hình thành tế bào ác tính mới, làm chậm quá trình di căn, giảm các cơn đau, kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân. Có người bước sang giai đoạn 4 vẫn có thể sống thêm 2 – 3 năm và lâu hơn nữa.
Nếu thể trạng bệnh nhân tốt, thích hợp với điều kiện điều trị xạ trị sẽ tăng khả năng phục hồi cho bệnh nhân.
Ngoài ra, xạ trị còn giúp ngăn ngừa ung thư tái phát: Các tế bào ác tính có thể lây sang các cơ quan khác trong cơ thể mà không thể phát hiện được bằng hình ảnh quét như CT, MRI. Phương pháp xạ trị có thể giúp tiêu diệt tế bào ung thư này trước khi phát triển hình thành khối u mới.
Bệnh nhân nên tầm soát ung thư 6 tháng/ lần. Phát hiện ung thư sớm cơ hội khỏi bệnh càng cao. Bác sĩ sẽ quyết định thời điểm khi nào cần xạ trị ung thư thích hợp nhất cho bạn.
Quy trình xạ trị ung thư
- Thăm khám và giải thích tình hình bệnh ung thư lần đầu:
– Bác sĩ xem xét tiền sử bệnh nhân.
– Phân tích kết quả chẩn đoán: xét nghiệm, chụp phim, sinh thiết cho người bệnh để đưa ra kế hoạch điều trị.
– Giải thích kế hoạch xạ trị: số buổi xạ trị, số lần xạ trị mỗi ngày, thời gian xạ trị.
- Chụp CT mô phỏng:
– Quét khu vực cần xạ trị bằng hình ảnh 3D.
– Bác sĩ chọn tư thế chụp CT phù hợp để chẩn đoán bệnh chính xác nhất.
- Lên kế hoạch xạ trị:
Bác sĩ lên kế hoạch chi tiết về liều lượng, phương pháp, thời gian xạ trị cho người bệnh.
- Tiến hành xạ trị buổi đầu tiên:
– Bác sĩ đặt bệnh nhân với vị trí giống lúc chụp CT mô phỏng.
– Đo đạc bằng X – quang để đảm bảo chuẩn vị trí đặt bệnh nhân.
– Thời gian xạ trị lần sau dài hơn lần trước.
- Xạ trị theo phác đồ:
Bác sĩ theo dõi quá trình xạ trị của bệnh nhân để điều chỉnh, hỗ trợ kịp thời cho bệnh nhân trong những buổi xạ trị sau.
- Kiểm tra, theo dõi và chăm sóc bệnh nhân.
Bệnh nhân nên kiểm tra sức khỏe sớm để phát hiện ung thư, khi đó khả năng chữa khỏi bệnh rất cao. Bác sĩ sẽ lựa chọn phác đồ điều trị bệnh tốt nhất cho bạn, kết hợp các phương pháp điều trị trong đó có xạ trị, khi nào cần xạ trị và trong bao lâu để đạt hiệu quả cao nhất.
Qua bài viết “Khi nào cần tiến hành xạ trị ung thư?” mong rằng sẽ là tài liệu hữu ích để người bệnh có thể tham khảo, để từ đó vững tâm hơn trong việc theo đuổi phương pháp điều trị của mình. Chúc mọi người luôn khỏe mạnh!
Có Thể Bạn Quan Tâm: ung thu vòm họng, nhung dau hieu ung thu vom hong, trieu chung ung thu da day, ung thư vú, ung thư vú và dấu hiệu nhận biết, , ung thư vú và dấu hiệu nhận biết,