-
Các tác dụng phụ liên quan đến ăn uống sau điều trị ung thư
Sau khi điều trị ung thư, bệnh nhân sẽ ít nhiều gặp phải các tác dụng phụ trên đường tiêu hóa. Tùy thuộc vào phương pháp điều trị và thể trạng của mỗi người bệnh mà các tác dụng phụ và mức độ nặng nhẹ sẽ khác nhau.
Một số tác dụng phụ trên đường tiêu hóa thường gặp có thể kể đến như:
- Buồn nôn hoặc nôn
- Ăn uống không ngon miệng, mất cảm giác muốn ăn
- Đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu hóa
- Lở loét miệng hoặc vùng thực quản
- Khó nuốt thức ăn
-
Cách ăn uống sau điều trị ung thư hiệu quả
Hầu hết các tác dụng phụ liên quan đến ăn uống sẽ biến mất sau khi kết thúc điều trị.
Tuy nhiên, một số tác dụng phụ có thể kéo dài (Có thể từ 6 tháng tới 1 năm) sau khi đã kết thúc điều trị.
Nếu tình trạng này xảy ra, một số lời khuyên dưới đây có thể sẽ hữu ích với bạn.
1.Lên kế hoạch ăn uống lành mạnh
Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc y tá về chế độ ăn uống phù hợp cho mình. Và lập một kế hoạch những thực phẩm phù hợp. Có thể dự trữ sẵn những loại thực phẩm hữu cơ trong tủ đông.
2.Chuẩn bị và ăn các bữa ăn giàu dinh dưỡng
Cơ thể bạn cần được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng hơn bao giờ hết để có thể hồi phục sức đề kháng và đẩy lùi nhanh những tác dụng phụ của phương pháp điều trị trước đó.
Các bữa ăn giàu dinh dưỡng nên bao gồm các thực phẩm dưới đây:
- Trái cây và rau củ: Bạn nên ăn ít nhất 2,5 chén rau củ và trái cây mỗi ngày. Nên lựa chọn các loại rau có màu xanh sẫm, các loại củ quả có màu đỏ,cam. Các loại đậu hà lan. Nếu gặp phải vấn đề khó nuốt, bạn nên chế biến ở dạng hấp, luộc mề hoặc say nhỏ thành dạng súp. Có thể thêm sốt để kích thích cảm giác ăn uống ngon miệng.
- Sữa và các chế phẩm từ sữa: đây là nhóm dinh dưỡng cần thiết cho bệnh nhân sau điều trị ung thư. Bạn nên lựa chọn sữa và chế phẩm từ sữa ở dạng ít béo. Nếu gặp vấn đề (dị ứng) với sữa, bạn có thể sử dụng sữa hạt hạnh nhân.
- Ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt: Đây là nguồn cung cấp các chất xơ tốt cho cơ thể. Bạn có thể ăn bánh mì ngũ cốc hoặc các loại ngũ cốc: hạnh nhân, gạo lứt, yến mạch …
- Một số thực phẩm cần hạn chế: Nên cắt giảm lượng chất béo trong chế độ ăn. Chuyển qua chế biến bằng cách hấp, luộc. Không ăn đồ hộp, đồ muối, đồ xông khói, thức ăn nhanh. Không sử dụng chất có cồn, thuốc lá.
3. Một số tips cho chế độ ăn uống sau điều trị ung thư:
- Tiêu thụ nhiều thức ăn ở dạng lỏng: Điều này đặc biệt phù hợp với những người gặp phải tác dụng phụ khó nuốt. Bạn có thể chế biến các loại súp, cháo. Uống nhiều nước, đặc biệt là ở người gặp phải triệu chứng nôn và buồn nôn. Chú ý uống thành nhiều lần trong ngày. Hãy luôn có bên mình 1 bình nước để uống trong cả 1 ngày.
- Ăn khi nào bạn thích và ăn những gì bạn thích: Bạn không bắt buộc phải ăn chỉ 3 bữa mỗi ngày. Nên chia thành các bữa nhỏ trong ngày và ăn thành nhiều bữa. Mỗi khi có cảm giác thèm ăn, hãy ăn thực phẩm bạn thích, miễn là nó lành mạnh. Ví dụ, bạn có thể ăn bữa sáng vào buổi tối cũng không sao.