Cách giảm đau trong ung thư hiệu quả cho bệnh nhân

Đau trong ung thư là một vấn đề rất quan trọng cần được kiểm soát. Đau đớn khiến cho người bệnh suy sụp, suy giảm chất lượng cuộc sống. Giảm sút cả về thể lực và tinh thần. Đau trong ung thư cũng ảnh hưởng tới cả kết quả điều trị bệnh. Kiểm soát đau trong ung thư là một vấn đề cần được quan tâm hàng đầu.

Nguyên nhân gây đau trong ung thư

Ung thư ở các giai đoạn sớm thường không gây ra cảm giác đau. Cảm giác đau thường xuất hiện khi bệnh bước sang giai đoạn muộn. Có trên 70% bệnh nhân ung thư phải trải qua các triệu chứng đau đớn và con số này lên tới 90% ở các bệnh nhân giai đoạn cuối.

Kiểm soát các cơn đau trong ung thư là một phần của điều trị ung thư. Nó xuất phát không chỉ từ mong muốn của người bệnh mà còn của thân nhân và của chính bản thân bác sĩ điều trị.

Các tế bào ung thư chèn ép gây đau trong ung thư

Một số nguyên nhân chính dẫn tới cảm giác đau trong ung thư:

  • Do khối ung thư chèn ép vào các tổ chức xung quanh nó hoặc các tổ chức ở xa, khi đã có di căn.
  • Do ảnh hưởng của các phương pháp điều trị: mổ cắt bỏ khối u, điều trị bằng tia xạ, điều trị bằng hóa chất gây ra những đau đớn.
  • Do các thủ thuật xét nghiệm: khi lấy máu làm xét nghiệm, nội soi, sinh thiết…
  • Đau không liên quan đến ung thư: đau ở một có quan hay bộ phận khác của cơ thể. Vì lý do này bệnh nhân đi khám và tình cờ phát hiện ra ung thư.

Phân loại các triệu chứng đau trong ung thư

Hội chứng đau trong bệnh ung thư được phân ra ba loại: đau thực thể, đau các nội tạng và đau do căn nguyên thần kinh. Các phương pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh ung thư cũng có thể gây đau.

1.Đau thực thể

Đau thực thể xảy ra khi các khối u xâm lấn, chèn ép vào các cơ quan xung quanh hoặc ở nơi khối u di căn đến.

Sự chèn ép này gây ra cảm giác đau do kích thích các thụ cảm ấp lực, đồng thời gây chèn ép các mạch máu tại chỗ. Làm kích thích các phản ứng viêm, tăng tiết các hóa chất trung gian gây viêm và làm cho các cảm giác đau ngày càng tăng.

Cơn đau thực thể có thể xảy ra cấp tính, mạn tính hoặc xảy ra từng đợt.

Bệnh nhân có thể cảm giác đau tức, các mô kề cận bị co cứng. Các cơn đau tăng lên khi bị đè nén hoặc khi vận động.

2.Đau nội tạng

Thông thường, các cơ quan nội tạng như gan, phổi, nhu mô thận không có thụ cảm đau. Bởi vậy, người bệnh không có biểu hiện đau mặc dù tổn thương ở các cơ quan nội tạng này đã nặng và rộng lớn.

Các cơn đau nội tạng xảy ra khi khối u ảnh hưởng đến các cấu trục ống. Hoặc ảnh hưởng đến các tổ chức lân cận của các cơ quan này.

Các cân đau nội tạng thường lan tỏa theo hệ thần kinh thực vật. Do vậy, người bệnh khó có thể xác định nguồn gốc và vị trí của cơ quan bị bệnh.

Một số cơ quan như đại tràng thường nhạy cảm với biểu hiện căng cứng và viêm, dẫn đến cảm giác đau. Nhưng khi bị bỏng hoặc rách lại không có biểu hiện đau.

3.Đau do căn nguyên thần kinh

Ở hệ thần kinh trung ương, các khối u tại não có thể gây chèn ép và đau đớn. Còn ở thần kinh ngoại vi, đau có thể gây ra do sự chèp ép và xâm nhập của các khối u, cũng như tác dụng độc hại của hóa và xạ trị liệu.

Các đặc điểm của đau thần kinh là: các cơn đau đột ngột như bỏng buốt, có thể cũng buốt như bị đâm. Hiện tượng đau ở thần kinh ngoại biên cũng có thể dẫn tới sự hình thành của các vùng nhạy cảm và duy trì hiệu ứng đau từ thần kinh trung ương.

Làm gì để kiểm soát các triệu chứng đau trong ung thư

Hiện nay, phương tiện chính để kiểm soát các cơn đau trong ung thư là sử dụng các thuốc giảm đau. Việc sử dụng các thuốc nhằm mục đích giảm tối đa cơn đau cho người bệnh. Đồng thời, hạn chế các tác dụng không mong muốn của thuốc ở mức cho phép.

Các thuốc giảm đau giúp kiểm soát triệu chứng đau trong ung thư

 

Thang sử dụng thuốc giảm đau theo phân loại của WHO

Tổ chức Y tế Thế giới đã đưa ra bậc thang giảm đau, giúp khuyến khích việc sử dụng các thuốc giảm đau cho phù hợp.

  • Các cơn đau nhẹ (bậc 1): các bác sĩ thường dùng các thuốc giảm đau chống viêm NSAIDs: paracetamol. Ibuprofen..
  • Các cơn đau bậc 2: khi các thuốc NSAIDs không còn đáp ứng, bác sĩ sẽ sử dụng đến các thuốc giảm đau trung ương yếu
  • Các cơn đau bậc 3: Sẽ sử dụng các thuốc giảm đau trung ương mạnh, bao gồm Mor.phin hoặc các dẫn xuất khác. Sử dụng phối hợp.

Tác dụng phụ của các thuốc giảm đau trong ung thư

  • Gây nôn mửa: có thể gặp ở ibuprofen, aspirin, naproxen, paracetamol …
  • Tổn thương và chảy máu đường tiêu hóa: ibuprofen, aspirin
  • Gây tổn thương gan khi sử dụng thời gian dài: paracetamol
  • Các dẫn chất morphin: có thể gây ra hội chứng táo bón, nôn nao, ói mửa, mệt lừ đừ. Morphin ở dạng phóng thích có kiểm soát gúp giảm bớt tác dụng phụ trên so với dạng tiêm. Khi sử dụng các thuốc không có đáp ứng thì có thể kiểm soát cơn đau bằng morphin dạng tiêm. Tăng dần liều đến khi bệnh nhân hết đau.

Một số biện pháp tâm lý và thư giãn, thôi miên, tưởng tượng và đánh lạc hướng cũng có thể giúp điều trị đau cho bệnh nhân ung thư, kể cả các cơn đau vượt rào.

Một số thuốc hỗ trợ điều trị đau trong ung thư

  • Thuốc chống trầm cảm: thường tác dụng chậm, cần một thời gian từ một đến vài tuần. Các thuốc này còn giúp bệnh nhân ngủ, nên có thể dùng vào buổi tối như elavil, pamelor, norpramin.
  • Thuốc chống động kinh (co giật): có thể dùng trong những trường hợp đau có nguồn gốc thần kinh. Thuốc chống kích động (excitability) cũng có thể làm giảm bớt những cơn đau buốt như kiểu dao đâm.
  • Corticosteroid: nhóm thuốc này tác dụng phụ tạm thời và lâu dài nặng nề, nên chỉ được dùng khi thật cần thiết dưới dự theo dõi và hướng dẫn của bác sĩ.
  • Bisphosphonate: cơ chế của nó là kìm hãm sự phá hủy của xương, có thể giúp điều trị đau xương cho bệnh nhân ung thư.
  • Calcitonin  (sandostatin): dùng trong đau do tắc ruột và những trường hợp bị tiêu chảy nặng.
  • Nhóm thuốc phóng xạ: thường cần hơn 2 tuần để có thể có tác dụng và tác dụng kéo dài 3-6 tháng. Một điểm yếu của dạng thuốc này là nhiều bệnh nhân bị đau nặng hơn khi dùng thuốc, sau đó mới được giảm đau. Chất dùng phổ biến: strontium – 89 (mertastron).

Các nghiên cứu mới đây cho thấy một vài tia hy vọng có thể xuất phát từ việc nghiên cứu và ứng dụng các độc tố của cá nóc: Puffer fish (tetradotoxin), một số loài ốc sên hoặc sinh vật biển… Những hướng đi có sự khác biệt cơ bản như cân bằng chuyển hóa, giảm axít hóa, giảm thiếu oxy và ứ đọng tuần hoàn cũng cần được khai thác để tìm ra những phương pháp hữu hiệu và an toàn hơn. Các phương thức y học cổ truyền dùng thuốc hoặc không dùng thuốc cũng nên được tìm hiểu, nghiên cứu và ứng dụng để giúp điều trị đau cho bệnh nhân ung thư.

 

Có thể bạn quan tâm: , ,

Cảm ơn bạn đã quan tâm tới sản phẩm TPBVSK Vietlife Antican VNM. Bạn vui lòng để lại số điện thoại và họ tên để Chuyên viên tư vấn gọi điện lại cho bạn trong vòng 24h

Ý kiến của bạn

x

Thông tin đơn đặt hàng

Để đặt mua hàng, các bạn vui lòng điền đầy đủ thông tin vào ô bên dưới. Chúng tôi sẽ gọi điện lại để xác nhận đơn hàng trong thời gian sớm nhất

  • Nội thành phí ship 30.000 VNĐ. Ngoại thành phí ship 50.000 VNĐ.
  • Đơn hàng trên 600.000 VNĐ FREE SHIP toàn quốc.
   
VNĐ
Hỗ trợ trực tuyến