Một trong những bệnh ung thư về tiêu hóa phổ biến nhất hiện nay là ung thư đại tràng. Bệnh thường xuất hiện ở độ tuổi từ 40 – 45 và tỷ lệ nam giới mắc bệnh cao hơn nữ giới. Xét nghiệm ung thư đại tràng sớm có thể điều trị khỏi hoàn toàn. Những phương pháp sàng lọc chẩn đoán bệnh ung thư đại tràng có những quy trình gì?
Ung thư đại tràng là gì?
Ung thư đại tràng (hay còn gọi là ung thư ruột già đại trực tràng, ung thư ruột kết) là căn bệnh khởi nguồn từ ruột kết, trực tràng hoặc manh tràng, gây ra bởi sự phát triển bất thường của các tế bào có khả năng xâm lấn hoặc lan rộng tới bộ phận khác của cơ thể.
Ung thư đại tràng thường bắt đầu từ polyp được hình thành trong ruột già và trực tràng. Qua thời gian, các polyp này có thể tiến triển thành ung thư. Do đó, phát hiện và loại bỏ polyp là một trong những phương pháp giúp bạn phòng ngừa ung thư hiệu quả.
Vị trí tế bào u ác tính thường được phát hiện trên đại tràng là:
– Ung thư đại tràng sigma.
– Ung thư đại tràng xuống.
– Ung thư đại tràng ngang.
– Ung thư đại tràng lên và manh tràng.
Những dấu hiệu của bệnh ung thư đại tràng
– Rối loạn tiêu hóa kéo dài: Ợ hơi, ợ chua, nôn hoặc buồn nôn, đau quặn hoặc đau râm ran vùng bụng, chán ăn, khó tiêu, chướng bụng, cảm giác ăn không ngon miệng, có thể bị táo bón hay tiêu chảy…
– Các rối loạn bài tiết phân: Đại tràng là cơ quan bài tiết phân trong quá trình tiêu hóa, nên ở giai đoạn sớm, người bệnh thường hay bị chứng rối loạn đại tiện như:
+ Mót rặn, khó chịu khi đi ngoài.
+ Đi táo, phân lỏng bất thường, tình trạng này kéo dài và liên tục.
+ Kích thước phân nhỏ so với bình thường, có hình lá lúa (do phải đi qua khối u).
+ Xuất hiện máu ở trong phân, máu thường không phải đỏ tươi mà màu như máu cá do lẫn nhầy trong đại tràng.
– Mệt mỏi, hay bị stress, căng thẳng.
– Giảm cân không rõ nguyên nhân.
– Thiếu máu không tìm được nguyên nhân.
– Ở giai đoạn muộn, bệnh nhân có thể sờ thấy khối u dưới vùng da bụng, đau bụng nhiều, vàng da, bụng to dần…
Khi nhận thấy các triệu chứng trên, bệnh nhân nên tới bác sĩ khám sàng lọc, xét nghiệm ung thư đại tràng ngay.
Nguyên nhân gây ra bệnh ung thư đại tràng
Hiện nay, y học vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây ra bệnh ung bướu tại đại tràng. Có 1 số yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới đại tràng dẫn tới bệnh ung thư đại tràng bạn cần lưu ý sau:
– Tuổi tác và giới tính: Bệnh xuất hiện sau 40 tuổi. Nam giới mắc ung thư đại tràng cao hơn nữ giới.
– Tiền sử gia đình: nếu có người trong nhà mắc bệnh ung thư đại tràng thì những con cháu có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường.
– Người thừa cân – béo phì.
– Người có chế độ sinh hoạt không khoa học, lười vận động: người ít tập thể dục thể thao, thức khuya, hay stress có khả năng mắc ung thư đại tràng cao.
– Uống rượu, bia, đồ có cồn.
– Hút thuốc lá, dùng chất kích thích.
– Ăn thực phẩm chế biến sẵn: đồ đông lạnh, đóng hộp, đồ ăn nhanh, thịt hun khói, đồ bị nấm mốc, hết date…
– Người bị viêm loét dạ dày mãn tính, mắc bệnh Crohn.
Các phương pháp sàng lọc, xét nghiệm ung thư đại tràng
- Xét nghiệm máu xét nghiệm ung thư đại tràng:
– Phương pháp xét nghiệm ung thư đại tràng này là phương pháp đầu tiên được dùng giúp bác sĩ có thể xác định chất chỉ điểm ung thư CEA, CA 19-9, CA125… và theo dõi tình trạng của bệnh nhân sau quá trình điều trị.
– Nếu các chất trên tăng cao là các tế bào ung thư đại tràng đã xâm lấn sang các cơ quan khác trong cơ thể.
– Độ chính xác: 60%.
- Chụp X- quang xét nghiệm ung thư đại tràng:
Là phương pháp được sử dụng phổ biến, giúp chẩn đoán bệnh ung thư đại tràng. Có 2 phương pháp thường dùng:
– Chụp cản quang khung đại tràng bằng thuốc Baryt.
– Chụp cản quang kép: sau khi thụt baryt vào đại tràng để người bệnh đi đại tiện rồi bơm hơi vào đại tràng để chụp, phương pháp này có thể phát hiện khối u rõ hơn
Ngoài ra, bác sĩ có thể dùng phương pháp chụp CT scanner (để phát hiện di căn đến các cơ quan xung quanh), chụp MRI (phát hiện có di căn hạch chưa), chụp PET… để đánh giá giai đoạn bệnh ung thư đại tràng chính xác hơn.
- Xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân FOBT:
– Xét nghiệm ung thư đại tràng này giúp tìm kiếm dấu hiệu của máu trong phân do chảy máu khối u và polyp máu nhưng với lượng máu rất ít mà mắt thường không thấy được. – Nếu phát hiện sớm tổn thương đại trực tràng, bệnh nhân sẽ được chỉ định làm nội soi đại tràng để chẩn đoán chính xác bệnh.
– Độ chính xác: 70-80%. Cần thực hiện 1-3 năm/ lần.
- Nội soi xét nghiệm ung thư đại tràng: gồm có 2 hình thức
– Nội soi đại tràng:
+ Là phương pháp chính xác nhất hiện nay, nhưng kỹ thuật thực hiện rất phức tạp.
+ Bệnh nhân sẽ được gây mê để xổ ruột, nhịn ăn, có cảm giác đau, khó chịu.
+ Nếu phát hiện polyp, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật cắt bỏ các khối polyp ngay trong lúc soi.
– Nội soi đại tràng ảo:
+ Bệnh nhân được chỉ định xổ ruột và chụp CT scanner đa lát cắt.
+ Máy điện toán dựng hình lại lòng đại tràng. Nội soi đại tràng ảo cho phép phát hiện phần lớn các khối polyp trong lòng đại tràng.
+ Nếu thấy polyp trong đại tràng thì bệnh nhân phải thực hiện nội soi đại tràng (thật) để cắt polyp. Nội soi đại tràng thường xuyên ở những người có nguy cơ cao giúp tầm soát và phát hiện sớm bệnh.
- Siêu âm ổ bụng xét nghiệm ung thư đại tràng:
Phương pháp siêu âm ổ bụng giúp phát hiện được khối u trong khung đại tràng rất khó, vì đường tiêu hóa nhiều hơi làm cản trở tia siêu âm. Tuy nhiên có thể thấy các dấu hiệu gián tiếp như lồng ruột, tắc ruột, thành đại tràng dày…
- Xét nghiệm ung thư đại tràng bằng phương pháp sinh thiết:
Sinh thiết có thể sử dụng kết hợp trong quá trình thực hiện nội soi đại tràng hoặc phẫu thuật để tăng hiệu quả sàng lọc, chẩn đoán ung thư đại tràng của các biện pháp đó.
Khi bạn phát hiện thấy các dấu hiệu, triệu chứng như bài viết trên, hãy tới gặp bác sĩ, các cơ sở y tế đáng tin cậy để khám, sàng lọc, xét nghiệm ung thư đại tràng. Nếu được phát hiện bệnh sớm, cơ hội chữa khỏi bệnh của bạn rất cao -90%.