5 điều bệnh nhân ung thư cần biết về xạ trị

Xạ trị là phương pháp hiện đại được sử dụng phổ biến trong điều trị ung thư. Bằng những sóng điện tử hay hạt năng lượng cao, xạ trị phá hỏng hoặc tiêu diệt các khối ung bướu. Cùng tìm hiểu ngay 5 điều bệnh nhân ung thư cần biết về xạ trị dưới đây. 

 Phương pháp xạ trị ung thư là gì?

Một trong những căn bệnh nguy hiểm cướp đi sinh mạng hàng nghìn người trên toàn thế giới là ung thư. Bệnh khó điều trị do các tế bào ác tính phát triển nhanh, có khả năng xâm lấn (di căn) tới những vùng quanh, làm mất chức năng của các cơ quan trong cơ thể dẫn tới tử vong.

Phương pháp xạ trị được áp dụng điều trị khi bệnh nhân mắc ung thư

Phương pháp xạ trị được áp dụng điều trị khi bệnh nhân mắc ung thư

Y học hiện đại đã tìm ra phương pháp xạ trị ung thư để tiêu diệt các khối u bên cạnh phẫu thuật, hóa trị… nhằm làm giảm kích thước khối u, ngăn chặn sự hình thành và phát triển bệnh. Bằng việc sử dụng các tia X – quang, tia Gamma, tia proton… phá hỏng cấu trúc các khối u, tiêu diệt tế bào ác tính, ngăn chặn sự hình thành mới các khối u.

Xạ trị có thể sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp với phương pháp phẫu thuật hoặc hóa trị trong phác đồ điều trị ung thư tùy theo loại bệnh ung thư và tình hình bệnh cũng như thể trạng của người bệnh.

Thời gian xạ trị: từ 10 ngày tới vài tuần.

Có 3 phương pháp xạ trị:

– Xạ trị chiếu ngoài: dùng tia xạ từ máy nằm ngoài cơ thể, chiếu vào vùng có khối u, phát ra bởi máy gia tốc tuyến tính.

– Xạ trị áp sát: Tia phóng xạ đặt vào trong khối u hoặc khoang của cơ thể gần khối u.

– Xạ trị chuyển hóa: Dùng chất phóng xạ đưa vào cơ thể bằng cách uống hoặc tiêm tĩnh mạch.

 Tác dụng của xạ trị ung thư

Phương pháp xạ trị để điều trị ung thư có tác dụng rất hiệu quả trong những giai đoạn đầu, ở giai đoạn muộn thì xạ trị giúp hạn chế khối u ngừng phát triển về kích thước, tăng thêm được thời gian sống cho người bệnh, bớt đau đớn cho bệnh nhân. Cụ thể:

– Giai đoạn 1, 2: bức xạ Ion hóa giúp điều trị ung thư giống như phẫu thuật: loại bỏ được hoàn toàn khối u mà còn ít gây đau đớn, tổn thương chức năng cơ quan bị ung thư và vùng mô xung quanh.

– Tia xạ có thể điều trị đư­ợc một số bệnh mà các phư­ơng pháp khác không có khả năng can thiệp hoặc can thiệp làm ảnh hư­ởng nặng nề, hoặc làm mất chức năng tổ chức lành xung quanh (như ung thư­ vòm họng).

– Dùng trong một số trư­ờng hợp mà các phư­ơng pháp khác không còn khả năng làm đ­ược như­: giảm đau (trong di căn cột sống, x­ương…), giảm chèn ép do khối u quá lớn, cầm máu.

– Không gây độc toàn thân, không gây nên những biến chứng cấp tính đe doạ tính mạng của ng­ười bệnh.

 Tuy nhiên, để quyết định xạ trị ung thư bác sĩ cần xem xét:

– Loại bệnh ung thư.

– Kích thước của khối u.

– Khoảng cách từ khối u tới vùng, cơ quan nhạy cảm với tia bức xạ.

– Tình hình sức khỏe của người bệnh.

– Tuổi tác của bệnh nhân.

– Phác đồ điều trị ung thư mà bác sĩ đưa ra cho bạn.

Nhóm bác sĩ và nhân viên y tế sẽ chịu trách nhiệm xạ trị cho bệnh nhân ung thư

Nhóm bác sĩ và nhân viên y tế sẽ chịu trách nhiệm xạ trị cho bệnh nhân ung thư

5 điều cần biết về xạ trị ung thư

  1. Người nào điều trị xạ trị cho bệnh nhân ung thư?

Một nhóm chuyên gia y tế sẽ chăm sóc cho người bệnh ung thư được chỉ định xạ trị, bao gồm:

– Bác sĩ chuyên khoa xạ trị ung thư: những người chịu trách nhiệm chính trong kế hoạch, quá trình điều trị ung thư, được đào tạo chuyên môn xạ trị.

– Kĩ sư vật lý y học: những người chịu trách nhiệm chất lượng thiết bị xạ trị, đảm bảo máy móc luôn phát ra liều điều trị đúng như phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra, kĩ sư vật lý còn hỗ trợ bác sĩ lên kế hoạch xạ trị.

– Kĩ thuật viên xạ trị: những người trực tiếp vận hành máy móc, thiết bị xạ trị, đặt bệnh nhân lên máy để xạ trị.

– Nhân viên điều dưỡng xạ trị: những người được đào tạo đặc biệt về xạ trị ung thư, theo dõi tác dụng phụ của bệnh nhân trong suốt quá trình xạ trị.

Ngoài ra, người bệnh ung thư cũng cần sự chăm sóc đặc biệt của các chuyên gia dinh dưỡng, vật lý trị liệu, chuyên gia sức khỏe khác.

  1. Người bệnh ung thư có cần cách ly với những người xung quanh không?

Điều này còn phải phụ thuộc vào phương pháp xạ trị ung thư của người bệnh:

– Nhóm 1: Bệnh nhân điều trị tia xạ ngoài: nhóm này không phải là nguồn bức xạ nên không cần cách ly với người xung quanh.

– Nhóm 2: Bệnh nhân điều trị xạ trị áp sát hoặc dùng thuốc phóng xạ qua đường uống hoặc tiêm là nguồn phóng xạ nguy hiểm. Vì vậy cần phải cách ly với người xung quanh (đặc biệt phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ) khoảng vài ngày cho tới khi được đánh giá an toàn.

  1. Tác dụng phụ trong xạ trị ung thư?

Xạ trị giúp tiêu diệt tế bào ung thư nhanh, mạnh, hiệu quả. Tuy nhiên, xạ trị vẫn có một số tác dụng phụ không mong muốn tới bệnh nhân ung thư tùy thuộc vào vị trí xạ và kích thước của khối u.

– Tác dụng phụ cấp tính:

  •       Mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn…
  •       Bỏng, viêm, loét vùng da xạ trị.
  •       Viêm phổi do tia xạ vùng ngực.
  •       Giảm lượng bạch cầu, hồng cầu, tiểu cầu trong máu.
  •       Rụng tóc, viêm niêm mạc miệng, họng, thực quản, khó ăn, khó nuốt do xạ vùng đầu, cổ, ngực.
  •       Đau bụng, tiêu chảy, viêm bàng quang do xạ vùng bụng, xương chậu.

– Tác dụng phụ muộn: xuất hiện sau khi kết thúc quá trình xạ trị từ vài tháng tới vài năm.

  •       Teo da, hoại tử da vùng xạ trị.
  •       Khô miệng, khít hàm răng nếu xạ trị vùng đầu cổ.
  •       Xơ phổi nếu xạ trị vùng ngực.
  •       Viêm, dính ruột nếu xạ trị vùng bụng, xương chậu.
  •       Một vài trường hợp bị ức chế tủy xương, ung thư thứ phát…
  1. Bệnh nhân đang mang thai có thể tiến hành xạ trị không?
Khi mang thai có được xạ trị hay không?

Khi mang thai có được xạ trị hay không?

Tùy thuộc vào vị trí khối u, bác sĩ sẽ quyết định có nên xạ trị cho bệnh nhân đang mang thai hay không.

– Nếu khối u ở xa vùng xương chậu: có thể xạ trị.

– Nếu khối u ở xương chậu: bác sĩ sẽ cân nhắc xạ trị ngay hay trì hoãn xạ trị, thậm chí chấm dứt mang thai để xạ trị hoặc thay thế phương pháp khác phù hợp với thể trạng của bệnh nhân.

  1. Xạ trị có ảnh hưởng tới việc mang thai?

Theo các nghiên cứu cho thấy bệnh nhân ung thư sau khi điều trị khỏi bệnh vẫn có thể mang thai bình thường nhưng bệnh nhân cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi có quyết định sinh con.

– Việc bệnh nhân ung thư mang thai không làm tăng nguy cơ tái phát bệnh. Tuy nhiên, phụ nữ sau khi điều trị thành công bệnh ung thư nên chờ 2 – 5 năm trước khi mang thai vì giai đoạn này bệnh dễ tái phát và điều trị ung thư trong thai kì rất phức tạp. 6 tháng sau xạ trị lượng trứng hỏng sẽ rời khỏi cơ thể.

– Nam giới nên chờ ít nhất 2 năm để thay thế hoàn toàn lượng tinh trùng bị tổn thương sau xạ trị.

– Trẻ em sinh ra từ bố mẹ bị ung thư có nguy cơ mắc ung thư cũng chỉ như các bé có bố mẹ khỏe mạnh. Trừ trường hợp một số bệnh ung thư di truyền từ bố mẹ sang con thông qua yếu tố gen di truyền thì cần kiểm tra trước khi mang thai. Cách tốt nhất là bố mẹ nên thụ tinh nhân tạo để chọn phôi thai không mang gen đột biến ung thư này, phòng ngừa nguy cơ ung thư cho con.

Trên đây là 5 điều bệnh nhân ung thư cần biết về xạ trị vì thế người bệnh ung thư cần biết rõ để lựa chọn phương pháp điều trị bệnh phù hợp cho mình. 

 

Có Thể Bạn Quan Tâm: ung thu vòm họngnhung dau hieu ung thu vom hongtrieu chung ung thu da day, ung thư vú, ung thư vú và dấu hiệu nhận biết, , ung thư vú và dấu hiệu nhận biết,

Có thể bạn quan tâm: , ,

Cảm ơn bạn đã quan tâm tới sản phẩm TPBVSK Vietlife Antican VNM. Bạn vui lòng để lại số điện thoại và họ tên để Chuyên viên tư vấn gọi điện lại cho bạn trong vòng 24h

Ý kiến của bạn

x

Thông tin đơn đặt hàng

Để đặt mua hàng, các bạn vui lòng điền đầy đủ thông tin vào ô bên dưới. Chúng tôi sẽ gọi điện lại để xác nhận đơn hàng trong thời gian sớm nhất

  • Nội thành phí ship 30.000 VNĐ. Ngoại thành phí ship 50.000 VNĐ.
  • Đơn hàng trên 600.000 VNĐ FREE SHIP toàn quốc.
   
VNĐ
Hỗ trợ trực tuyến