Bệnh nhân sau điều trị ung thư cần được áp dụng chế độ chăm sóc đặc biệt để có thể hồi phục nhanh nhất. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm được hết tất cả những mẹo chăm sóc bệnh nhân sau điều trị ung thư. Tham khảo ngay những tổng hợp dưới đây để trang bị thêm cho mình nhiều mẹo chăm sóc hữu ích nhé!
Ý nghĩa của việc chăm sóc bệnh nhân sau điều trị ung thư
Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân sau điều trị ung thư là sự kết hợp nhiều biện pháp để làm giảm sự đau khổ và cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh thông qua sự phòng ngừa, phát hiện sớm và điều trị đau và những vấn đề tâm lý và thực thể khác, và cung cấp sự tư vấn và hỗ trợ tập trung vào những vấn đề xã hội và tâm linh mà bệnh nhân và gia đình đang phải gánh chịu.chăm sóc bệnh nhân sau điều trị ung thư
Việc chăm sóc này có ý nghĩa rất quan trọng đối với bệnh nhân sau điều trị ung thư. Nó tạo tiền đề tốt đẹp để bệnh nhân có một thái độ lạc quan, tích cực và sẵn sàng đón nhận đợt điều trị tiếp theo. Chăm sóc người bệnh tốt hứa hẹn mang đến hiệu quả điều trị tốt hơn.
Phương pháp chăm sóc bệnh nhân sau điều trị ung thư về tinh thần
Thường xuyên trò chuyện với bệnh nhân là chìa khóa quan trọng trong việc hỗ trợ tâm lí và tinh thần cho người bệnh sau điều trị ung thư. chăm sóc bệnh nhân sau điều trị ung thư
Việc làm này được đánh giá là một trong những việc quan trọng nhất người thân nên làm. Người thân nên cùng trò chuyện, tâm sự, bởi bệnh nhân ung thư rất dễ bi quan, thu mình và dần trở nên tuyệt vọng.
Hãy trò chuyện nhiều hơn mỗi khi có thể, hãy để bệnh nhân là trung tâm của cuộc nói chuyện. Hãy cố gắng lắng nghe, tôn trọng và thấu hiểu bệnh nhân. Hãy để bệnh nhân cảm thấy được cảm thông, chia sẻ, và những cuộc nói chuyện cởi mở sẽ giúp bệnh nhân dần lấy lại được tinh thần.
Cần lưu ý tới những dấu hiệu bệnh nhân muốn tự sát và thông báo cho các thành viên khác trong gia đình để tất cả mọi người cùng cảnh giác.
Cố gắng gắn kết bệnh nhân sau điều trị ung thư với các hoạt động ngoài trời hoặc các hoạt động tập thể để người bệnh luôn cảm thấy mình được gắn kết với cộng đồng. Và để người bệnh không cảm thấy tủi thân, cô đơn.
Điều này giúp bệnh nhân duy trì sự gắn kết với xã hội cũng như cảm thấy cuộc sống hiện tại không quá tồi tệ so với cuộc sống thường ngày trước khi mắc bệnh của họ.
Việc lưu giữ được tinh thần lạc quan, vui vẻ là rất quan trọng đối với bệnh nhân sau điều trị ung thư. Điều này giúp cho bệnh nhân đón nhận các đợt điều trị kế tiếp được nhẹ nhàng hơn và có thể cho kết quả khả quan hơn.
Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tinh thần lạc quan, vui vẻ có thể rút ngắn quá trình điều trị xuống khá nhiều. chăm sóc bệnh nhân sau điều trị ung thư
Những cách giảm tác dụng phụ cho bệnh nhân sau điều trị ung thư
Việc giữ tâm lí lạc quan, vui vẻ cho người bệnh là một cách giảm nhẹ tác dụng phụ khi áp dụng các phương pháp điều trị ung thư cũng như quá trình hồi phục sau đó.
Việc xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp cũng giúp giảm nhẹ tối đa các tác dụng phụ sau khi điều trị ung thư.
Theo các chuyên gia, người bệnh sẽ bớt buồn nôn khi ăn nhiều protein và calo.
Nếu thực phẩm cứng không hấp thụ được, hãy thay thế bằng bữa ăn lỏng hoặc nước trái cây, súp và sữa.
Ăn món mềm, mát hoặc đông lạnh như sữa chua, sữa trứng và nước đá.
Chia các bữa ăn thành 5-6 bữa nhỏ một ngày thay vì ba bữa lớn.
Trái cây, rau quả, ngũ cốc nguyên hạt là những thực phẩm người bệnh có thể lựa chọn cho thực đơn hàng ngày. Ngoài ra, cần hạn chế các thực phẩm có hàm lượng cao đường, chất béo bão hòa và muối.
Người bệnh cũng nên tập luyện các bài tập hỗ trợ thể lực để giúp duy trì các chức năng vận động và tăng cường sức khỏe, hệ miễn dịch.
Trong một số trường hợp, người bệnh có thể nhờ tơi sự kê đơn, tư vấn của các bác sĩ, chuyên gia.
Mẹo ăn uống, tập luyện phù hợp cho người bệnh sau điều trị ung thư
Chế độ dinh dưỡng trong chăm sóc bệnh nhân sau điều trị ung thư
Người mắc bệnh ung thư cần duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh và bổ sung những thực phẩm giàu dưỡng chất trong chế độ ăn hàng ngày.
Đôi khi các tác dụng phụ của phẫu thuật, xạ trị, liệu pháp miễn dịch và hóa trị có thể khiến người bệnh cảm thấy chán ăn, bị sụt cân mất kiểm soát và sức khỏe suy yếu, kiệt sức, mệt mỏi.
Những người chăm sóc nên chiều theo khẩu vị của người bệnh, chia nhỏ các bữa ăn để bệnh nhân dễ hấp thụ dưỡng chất.
Để bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể. Một số chất dinh dưỡng cần đảm bảo trong bữa ăn hàng ngày của bệnh nhân ung thư bao gồm:
- Đạm: Đạm hầu hết có trong các loại thịt, tôm, cua, cá. Đây là những loại thực phẩm giàu acid amin, rất cần thiết cho cơ thể. Cần đa dạng các loại thực phẩm và khẩu phần ăn để đảm bảo cân bằng giữa protein động vật và thực vật.
- Tinh bột: Thường có trong các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo, ngô, lúa mì, lúa mạch, hoặc các loại củ như khoai tây, khoai lang, sắn,.. nên tránh ăn những thực phẩm chế biến sẵn chứa đường đơn hoặc những thực phẩm có chứa các chất phụ gia và các chất bảo quản, vì đây là những thực phẩm không đảm bảo an toàn cho sức khỏe, có thể khiến ung thư trở nên tồi tệ hơn.
- Chất béo: Là chất đem lại nguồn năng lượng cao, giúp hình thành cấu trúc tế bào của cơ thể. Nên bổ sung một hàm lượng lipid nhất định vào chế độ ăn hàng ngày, lưu ý hàm lượng acid béo không no không vượt quá 50% tổng năng lượng.
- Rau quả: Trong rau quả có chứa hàm lượng vitamin cao, rất có lợi cho sức khỏe của người bệnh. Nên chọn những loại rau, quả tươi sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Chế độ luyện tập chăm sóc bệnh nhân sau điều trị ung thư
Mệt mỏi là một trong những tác dụng phụ thường gặp nhất trong quá trình điều trị ung thư. Các tác dụng phụ khác bao gồm yếu cơ, khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động hàng ngày, trầm cảm và lo âu. Những triệu chứng này đặc biệt trầm trọng trong quá trình điều trị.
Tập thể dục có thể giúp giảm bớt một số tác dụng phụ của ung thư và gia tăng phần trăm điều trị thành công. Nghiên cứu tại Australia cho thấy tập thể dục có thể giúp bệnh nhân ung thư chịu đựng được các phương pháp điều trị mạnh như hóa trị. Nghiên cứu này cũng cho thấy việc tập thể dục có thể giúp gia tăng tỷ lệ sống sót của bệnh nhân ung thư vú, đại tràng và tuyến tiền liệt.
Nếu mới tập thể dục lại sau một thời gian dài, người bệnh hãy bắt đầu chậm rãi chứ đừng tham các bài tập cường độ cao.
Tóm lại, chế độ chăm sóc bệnh nhân sau điều trị ung thư đóng vai trò rất quan trong việc cải thiện và hỗ trợ quá trình điều trị bệnh diễn ra được tích cực hơn. Hiểu và nắm được những cách chăm sóc giảm nhẹ này sẽ góp phần tăng cường sức khỏe sau điều trị cho người bệnh ung thư.